Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Kim Hà (2021) Trang: 96-134
Tạp chí: Khả năng thích ứng với yếu tố môi trường của một số loài thủy sản
Liên kết:

Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng được nuôi lâu đời ở nước ta tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi cá tra, thời gian phát triển phôi ngắn khi nhiệt độ tăng, tuy nhiên phôi không thể nở ở nhiệt độ trên 36°C. Ấp phôi ở nhiệt độ từ 28 đến 30°C cho tỷ lệ nở và tỷ lệ thụ tinh cao và rút ngắn được thời gian ấp. Giai đoạn cá bột ương ở 30°C sẽ cho tốc độ tăng trưởng tốt nhất, tỷ lệ sống giảm ở 24°C và 36°C. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme tiêu hoá của cá ở giai đoạn này. Giai đoạn giống cá đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất và FCR thấp nhất ở 33-34°C. Tỷ lệ sống của cá không bị ảnh hưởng bởi các mức nhiệt độ từ 27 đến 36°C. Khi nuôi ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ gây stress cho cá thông qua sự tăng nồng độ glucose và cortisol trong huyết tương ở thời gian đầu tiếp xúc. Ngoài ra các kết quả nghiên cứu về độ mặn cho thấy phôi cá tra có thể phát triển được ở độ mặn từ 0 đến 11‰, tỷ lệ nở giảm khi độ mặn tăng. Cá tra giai đoạn bột có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở 9‰, nhưng tỷ lệ sống đạt cao nhất ở 6‰. Ở giai đoạn giống, khoảng độ mặn thích hợp cho tăng trưởng của cá cũng là 9-10‰, tỷ lệ sống không bị ảnh hưởng ở độ mặn từ 3-12‰. Độ mặn từ 0 đến 6‰ cá tra bột và cá tra giống có khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu (ASTT) tốt. Khi kết hợp giữa nhiệt độ và độ mặn cho thấy nhiệt độ và độ mặn tối ưu cho tăng trưởng cá tra giai đoạn bột và giống là 27oC kết hợp với 9‰ hoặc 10‰. Ở 27oC tăng trưởng của cá tăng khi độ mặn tăng từ 0 đến 9‰ cho cả giai đoạn bột và giống. Tuy nhiên ở giai đoạn bột khi tăng lên 30oC hoặc 33oC thì tăng trưởng của cá giảm khi độ mặn tăng và ở giai đoạn giống thì tăng trưởng tăng ở 5‰ nhưng giảm ở 10‰. Tỷ lệ sống của cá bột cũng giảm khi nhiệt độ và độ mặn tăng. Tuy nhiên ở cá giống thì nhiệt độ kết hợp với độ mặn cho tỷ lệ sống cao hơn trong môi trường nước ngọt. Tóm lại, cá tra có khả năng chịu đựng tốt với sự thay đổi nhiệt độ và độ mặn. Cá hoàn toàn có khả năng thích nghi với kịch bản biến đổi khí hậu về sự tăng nhiệt độ và độ mặn ở thế kỷ 21. Mỗi giai đoạn phát triển của cá sẽ có khoảng nhiệt độ và độ mặn tối ưu riêng, do đó trong ương nuôi cần chú ý kiểm soát tốt hai yếu này để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất.

Các bài báo khác
Số 16a (2010) Trang: 141-150
Tải về
Số 22a (2012) Trang: 154-164
Tải về
Số Thủy sản 2014 (2014) Trang: 178-187
Tải về
Vol. 54, No. 2 (2018) Trang: 18-26
Tải về
Số 52 (2017) Trang: 93-102
Tải về
trong Nguyễn Thanh Phương, Lam Mỹ Lan, Pham Thanh Liêm (2021) Trang: 84-103
Tạp chí: Kỹ thuật nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thương phẩm cải tiến và liên kết trong sản xuất
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...