Bài viết là kết quả tổng quan các thông tin về khả năng thích nghi với độ mặn của các loài thủy sản đang được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay và khả năng nuôi một số loài thủy sản ở những vùng bị XNM (xâm nhâp mặn) theo bản đồ hiện trạng XNM của Viện khoa học Thủy lợi miền Nam (2016). Từ đó cho thấy khả năng chuyển đổi vùng nuôi, cơ cấu sản xuất, mô hình nuôi và loài nuôi nhằm thích ứng và giảm thiểu rủi ro do tác động của XNM. Ở những vùng nhiễm mặn, một số mô hình nuôi thủy sản nước ngọt dự báo sẽ chuyển sang mô hình nuôi thủy sản nước lợ (cá/tôm nước lợ), dự báo vùng nuôi các loài này sẽ mở rộng vào đất liền ở những khu vực có độ mặn lớn hơn 4 ‰. Ở những vùng lợ nhạt hay nhiễm mặn theo mùa vẫn có thể nuôi một số loài thủy sản nước ngọt có khả năng thích nghi với độ mặn.
Lê Thị Phương Mai, Dương Văn Ni, Trần Ngọc Hải, 2014. PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÁNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH Ở SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 114-122
Lê Thị Phương Mai, Trần Ngọc Hải, Dương Văn Ni, Võ Nam Sơn, 2015. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình tôm sú - lúa luân canh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 121-133
Trích dẫn: Lê Thị Phương Mai, Võ Nam Sơn, Đỗ Thị Thanh Hương, Dương Văn Ni và Trần Ngọc Hải, 2016. Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên cá sặc rằn (Trichogaster pectogalis) và khả năng nuôi cá ở tỉnh Hậu Giang trong điều kiện xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43b: 133-142.
Lê Thị Phương Mai, Trần Ngọc Hải, Dương Văn Ni, Võ Nam Sơn, 2016. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình tôm sú quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 28-39
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên