Evaluation of impacts salinity to snakeskin gourami (Trichogaster pectogalis) and ability of farming in salinity intrustion condition by climate change in Hau Giang province
This study was conducted with 2 components including (i) Study on the effects of sallinities on the growth and survival rate of snakeskin gouramy fish (Trichogaster pectogalis) and (ii) Evaluation of the current status of snakeskin gouramy culture and adaption to climate change, especially. For the first study, the experiment was conducted in tank with 6 treatments at water salinities of 0, 3, 6, 9, 12 and 15 ‰. The results showed that fish growth were hightest at salinity of 9 ‰(6.15 g in BW; 7.67 cm in BL) and survival rate was highest at salinities 3 ‰(92.2%) which is significantly different (p
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với 2 nội dung là (i) thí nghiệm đánh giá khả năng tăng trưởng của cá giống sặc rằn (Trichogaster pectogalis) khi nuôi ở các độ mặn khác nhau và (ii) khảo sát hiện trạng nuôi cùng với khả năng thích ứng của người nuôi cá trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đối với nội dung thứ nhất, thí nghiệm được tiến hành trên bể với 6 nghiệm thức có độ mặn là 0, 3, 6, 9, 12 và 15 ‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá sặc rằn tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn 9 ‰(đạt 6,15 g/con và 7,67cm/con) nhưng tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở độ mặn 3 ‰(92,2%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với độ mặn 6 và 9 ‰(55,6% và 12,1%). Nội dung thứ hai là khảo sát hiện trạng nuôi cá và ý kiến của người nuôi về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói chung và xâm nhập mặn nói riêng lên nghề nuôi được tiến hành tại tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu với 32 hộ bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy, năng suất cá nuôi trung bình 8,71 tấn/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 43,1 triệu đ/ha/vụ/. Có 84 – 90% số hộ nuôi đã nhận biết được sự thay đổi của khí hậu và 59 – 84% người nuôi nhận định lượng mưa lớn và sự thay đổi của nhiệt độ đã tác động đến mô hình nuôi. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 94% số hộ cho rằng chưa bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn trong thời gian qua. Tuy nhiên, đối với khả năng bị xâm nhập mặn trong thời gian tới, có trên 42% số hộ vẫn nuôi cá bình thường khi độ mặn nhỏ hơn 5 ‰, khi độ mặn lớn hơn 5 ‰ có trên 75% nông hộ không đề xuất được giải pháp ứng phó.
Trích dẫn: Lê Thị Phương Mai, Võ Nam Sơn, Đỗ Thị Thanh Hương, Dương Văn Ni và Trần Ngọc Hải, 2016. Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên cá sặc rằn (Trichogaster pectogalis) và khả năng nuôi cá ở tỉnh Hậu Giang trong điều kiện xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43b: 133-142.
Lê Thị Phương Mai, Dương Văn Ni, Trần Ngọc Hải, 2014. PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÁNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH Ở SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 114-122
Lê Thị Phương Mai, Trần Ngọc Hải, Dương Văn Ni, Võ Nam Sơn, 2015. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình tôm sú - lúa luân canh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 121-133
Lê Thị Phương Mai, Trần Ngọc Hải, Dương Văn Ni, Võ Nam Sơn, 2016. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó trong mô hình tôm sú quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 28-39
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên