Nghiên cứu nhằm xác định vấn đề quan tâm ưu tiên của chính sách và triển khai chính sách để phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn của chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích nghi với hạn - mặn của nông dân ở tiểu vùng giao thoa nước ngọt - lợ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả phân tích cho thấy, nông dân chuyển đổi từ sản xuất lúa và mía sang trồng cây ăn quả (nước ngọt) hoặc nuôi tôm (nước lợ hoặc mặn). Nông dân có đủ nguồn lực sinh kế có khuynh hướng thâm canh cây ăn quả hoặc tôm để tăng thu nhập và điều này có thể gây ra rủi ro mới từ dịch bệnh hoặc tính bất định của thị trường nông sản. Hạn chế về năng lực quản lý sản xuất, nguồn lực tài chính và tiếp cận thông tin của nông dân là những trở lực quan trọng của giải pháp chuyển đổi sản xuất thích nghi trong tương lai. Việc triển khai đồng bộ các chính sách chuyên ngành ở cấp địa phương dựa trên cách tiếp cận kinh tế ngành hàng thông qua sự phối hợp giữa ngành quản lý và địa phương là cần thiết.
Đặng Kiều Nhân, 2009. NĂNG SUẤT VÀ LỢI TỨC SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1995-2006. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 12: 212-218
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên