Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có lịch sử phát triển tương đối mới so với các vùng khác của Việt Nam. Vùng có nét đặc trưng trong mối quan hệ động nhân quả giữa hệ sinh thái tự nhiên - kinh tế - xã hội (Thêm, 2022, tr. 837). Đặc trưng này thay đổi gắn liền với hệ thống thủy văn, tài nguyên, mục tiêu phát triển và thích nghi theo tiến trình phát triển. Sản phẩm và giá trị của đặc trưng đó có thể gọi là “văn hóa” của vùng (Thêm, 2022, tr. 47). Ở vùng ĐBSCL, hệ sinh thái tự nhiên là nền tảng cơ bản của tiến trình định cư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, phát triển kinh tế - xã hội cũng tác động trở lại qua nhận thức và hành vi ứng xử của cư dân địa phương (Hình 1.1). Yếu tố thay đổi thủy văn của Mekong và kinh tế - xã hội của quốc gia và thế giới có tác động lớn đến hệ sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Hệ sinh thái tự nhiên của đồng bằng đóng góp lớn vào đảm bảo an ninh lương thực và thành tựu kinh tế nông nghiệp của đất nước. Trong suốt tiến trình định cư và phát triển, người dân ở đồng bằng đã ứng xử và thích nghi với điều kiện tự nhiên để phát triển cuộc sống. Theo thời gian, tiến trình phát triển tạo nên bản sắc và tính cách đặc thù của cư dân ở đây không giống với các vùng khác của đất nước, thể hiện qua đặc điểm định cư, kết cấu hạ tầng, giá trị, niềm tin, phong tục, ngôn ngữ và hành vi xã hội (Thêm, 2022, tr. 835). Bản sắc đặc thù đó được xem là đặc trưng kinh tế - xã hội - văn hóa của vùng.
Đặng Kiều Nhân, 2009. NĂNG SUẤT VÀ LỢI TỨC SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1995-2006. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 12: 212-218
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên