The experiment was carried out to determine the antimicrobial activity of herbal extracts on the shrimp bacterial pathogens- Vibrio parahaemolyticus and Vibrio harveyi. Antimicrobial activity test, minimum inhibitory concentration (MIC) and minimum bactericidal concentration (MBC) on pathogenic bacteria of herbal extracts were determined by disk diffusion methods and broth dillution methods. Results showed that: (i) the extract of Phyllanthus urinaria L., Punica granatum and Camellia sinensis showed the antimicrobial activity for both of V. parahaemolyticus and V. harveyi; (ii) the extracts of Cleome spinosa and Agerantun conyzoides were only inhibition of V. harveyi. Besides, the extracts of Thespesia populnea, Perilla frutescens, Chromlacna odorata, Carica papaya and Moringa oleifera did not show antibacterial activity to V. parahaemolyticus; (iii) The extract of Phyllanthus urinaria is determined to contain alkaloids, flavonoids, steroid and triterpenoids, reducing sugars, tanins and sesquiterpene lactones. In which, polyphenols content is 28.6 ± 0.9 mg GAE/g and flavonoids content is 341 ± 2.4 mg QE/g.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết thảo dược trên vi khuẩn gây bệnh tôm - Vibrio parahaemolyticus và Vibrio harveyi. Hoạt tính kháng khuẩn, nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của các chất chiết xuất với vi khuẩn gây bệnh được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và phương pháp pha loãng đa nồng độ. Kết quả ghi nhận: (i) chất chiết diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria), lựu (Punica granatum) và trà xanh (Camellia sinensis) có khả năng ức chế đồng thời V. parahaemolyticus và V. harveyi; (ii) chất chiết hồng ri (Cleome spinosa) và hoa ngũ sắc (Agerantun conyzoides) chỉ có hoạt tính kháng khuẩn V. harveyi. Bên cạnh đó, chất chiết tra (Thespesia populnea), tía tô (Perilla frutescens), cỏ lào (Chromlacna odorata), đu đủ (Carica papaya) và chùm ngây (Moringa oleifera) không có hoạt tính kháng V. parahaemolyticus. (iii) Chất chiết diệp hạ châu thân đỏ được xác định có chứa alkaloids, flavonoids, steroid và triterpenoids, đường khử, tanins và sesquiterpene lactones. Trong đó, hàm lượng polyphenols tổng là 28,6±0,9 mg GAE/g và flavonoids tổng là 341±2,4 mg QE/g.
Trích dẫn: Trần Thị Tuyết Hoa, Trần Thị Mỹ Duyên, Hồng Mộng Huyền, Bùi Thị Bích Hằng và Nguyễn Trọng Tuân, 2020. Hoạt tính kháng khuẩn của một số chất chiết thảo dược kháng Vibrio parahaemolyticus và Vibrio harveyi gây bệnh ở tôm biển. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 170-178.
Trần Thị Tuyết Hoa, 2014. PHáT HIệN VI KHUẩN Vibrio harveyi Và Streptococcus agalactiae BằNG PHƯƠNG PHáP PCR KHUẩN LạC. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 1-6
Trần Thị Tuyết Hoa, 2011. QUI TRÌNH NESTED-PCR PHÁT HIỆN VIRÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG (WSSV) VÀ NỘI CHUẨN GIÁP XÁC MƯỜI CHÂN TRÊN NHIỀU ĐỐI TƯỢNG CẢM NHIỄM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 1-8
Trần Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thanh Phương, Đỗ Thị Thanh Hương, Pham Thi Thanh Phuong, 2015. Tác động của Cypermethrin và nhiệt độ lên biến đổi mô gan tụy tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 107-115
Trích dẫn: Trần Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Trang Huyền và Hồng Mộng Huyền, 2016. Phát hiện nhanh Streptococcus agalactiae và Streptococcus iniae từ mẫu mô cá bằng kỹ thuật duplex PCR. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46b: 111-117.
Trần Thị Tuyết Hoa, Đặng Thị Hoàng Oanh, Dương Thành Long, 2014. PHÁT TRIỂN QUI TRÌNH PCR PHÁT HIỆN STREPTOCOCCUS AGALACTIAE TRỰC TIẾP TỪ MÔ CÁ ĐIÊU HỒNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 35: 121-127
Trần Thị Tuyết Hoa, Đặng Thị Hoàng Oanh, Mai Nam Hưng, 2012. ĐặC ĐIểM GEN CủA VI RúT GÂY BệNH ĐốM TRắNG (WHITE SPOT SYNDROME VIRUS) PHÂN LậP Từ Hệ THốNG NUÔI TÔM Sú QUảNG CANH CảI TIếN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22c: 129-135
Trần Thị Tuyết Hoa, Trần Thị Mỹ Duyên, 2014. QUI TRÌNH RT-PCR PHÁT HIỆN VIRUS GÂY HOẠI TỬ CƠ (INFECTIOUS MYONECROSIS VIRUS-IMNV) TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (PENAEUS VANNAMEI). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 130-135
Trích dẫn: Trần Thị Tuyết Hoa, Đinh Thị Ngọc Mai, Hồng Mộng Huyền và Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2018. Ảnh hưởng của mô hình nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) với rong câu (Gracilaria sp.) và chế độ cho ăn lên khả năng đề kháng bệnh của tôm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 187-194.
Trích dẫn: Trần Thị Tuyết Hoa, Lê Quốc Việt, Trần Thị Mỹ Duyên, Trần Nguyễn Duy Khoa, Trần Ngọc Hải và Ahn Hyeong Chul, 2020. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn kháng thể lòng đỏ trứng gà lên đáp ứng miễn dịch và khả năng đề kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5B): 193-200.
Trần Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Minh Cành, 2013. PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 9-16
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên