Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát ảnh hưởng của 3 mức phân N-P-K lên khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần dinh dưỡng của lá mít. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng với 3 mức phân bón vô cơ, bao gồm P1 có tỷ lệ N-P-K 16-16-8, P2 có tỷ lệ N-P-K 24-16-8 và P3 có tỷ lệ N-P-K 16-24-8. Thí nghiệm được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại gồm 4 cây mít giống Changai từ 12-18 tháng tuổi, tổng số là 120 cây mít. Kết quả cho thấy cây mít sử dụng mức phân P3 cho chiều cao, đường kính tán, số chồi, năng suất lá và cọng cao nhất (P<0,05). Đối với thành phần hóa học thì DM của lá cao nhất ở P1 và P2, nhưng DM của cọng thì cao nhất ở P2 và P3 (P<0,05). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy để gia tăng lượng lá mít làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì nên sử dụng phân với tỷ lệ N-P-K là 16-24-8 bón cho cây mít giống Changai trong giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên