Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng lá mít (LM) và trái mít non phụ phẩm (TM) thay thế cho cỏ voi (CV) đến tỷ lệ tiêu hoá, lên men dạ cỏ và sinh khí methane (CH4) in vitro sử dụng dịch dạ cỏ từ 4 con dê đực lai Saanen F2 (♂ Saanen × ♀ Bách Thảo). Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại. Ở tất cả các NT, thức ăn hỗn hợp được cố định ở mức 40% DM. Năm NT thí nghiệm được xây dựng từ sự thay thế LM và/hoặc TM cho CV trong khẩu phần, cụ thể như sau: 60% CV (NT1), 30% CV + 30% TM (NT2), 30% CV + 30% LM (NT3), 30% CV + 15% TM + 15% LM (NT4), và 30% TM + 30% LM (NT5). Kết quả cho thấy acid béo bay hơi (VFA) tổng số thấp nhất ở NT1 (57,7%) và cao hơn ở NT3 (73,0%) và NT5 (74,8%) (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa thật in vitro cao nhất ở NT5 (78,5%) và thấp nhất ở NT1 (68,5%) (P<0,001). Tỷ lệ tiêu hóa xơ trung tính in vitro cao nhất ở NT5 (45,0%) và thấp nhất ở NT2 (42,0%) (P<0,001). Hàm lượng khí CH4 (mL/g DM) giảm 17,3% ở NT5 so với NT1 (P<0,01). Kết quả cho thấy NT5 là khẩu phần phù hợp cho việc cải thiện tỷ lệ tiêu hóa, VFA dạ cỏ và giảm sinh khí CH4 ở dê trong điều kiện in vitro.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên