Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là tổng hợp vật liệu hấp phụ dạng hạt và đánh giá khả năng hấp phụ Methylene blue trong nước của vật liệu với sự ảnh hưởng bởi các yếu tố: pH, thời gian, nồng độ. Kết quả của phân tích nhiệt trọng lượng, phổ hồng ngoại biến đổi Fuorier, hiển vi điện tử quét, diện tích bề mặt riêng và điện tích bề mặt cho thấy vật liệu được tổng hợp thành công, có các nhóm chức đặc trưng của chitosan và của sodium alginate. Hạt vật liệu hấp phụ Methylene blue với hiệu suất 85,33 ± 0,85% ứng với dung lượng 4,27 mg/g ở các điều kiện tối ưu pH 8, thời gian hấp phụ 3 giờ và nồng độ 10 ppm. Quá trình hấp phụ Methylene blue tuân theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich, có động học hấp phụ giả định bậc 2 và là quá trình hấp phụ vật lý.
Trích dẫn: Lương Huỳnh Vủ Thanh, Hà Quốc Nam, Lê Phước Bảo Thơ, Trần Nguyễn Phương Lan và Trần Thị Bích Quyên, 2020. Khả năng hấp phụ ion Cr(VI) của vật liệu Fe3O4@SiO2 với SiO2 từ tro trấu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3A): 9-19.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên