Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng loại bỏ thuốc nhuộm methylene blue trong nước bằng vật liệu hấp phụ (VLHP) từ mụn dừa được chế tạo bằng phương pháp Hummers cải tiến. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vật liệu được tiến hành khảo sát nhằm tìm ra các điều kiện tối ưu. VLHP từ mụn dừa được phân tích hóa lý bằng phân tích nhiệt trọng lượng, diện tích bề mặt riêng. Diện tích bề mặt riêng của vật liệu là 9,3 m2/g và đường kính mao quản của VLHP là 6,96 nm. Hiệu suất hấp phụ đạt 99,82± 0,10% ở nồng độ đầu của MB là 500 mg/L và pH 8 tại nhiệt độ 30℃ trong vòng 40 phút đã cho thấy VLHP có khả năng xử lý chất màu MB rất tốt. Quá trình hấp phụ tuân theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir ở khoảng nồng độ từ 10-50 mg/L, trong khi mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich lại phù hợp với khoảng nồng độ MB ban đầu 50-500 mg/L.
Trích dẫn: Lương Huỳnh Vủ Thanh, Hà Quốc Nam, Lê Phước Bảo Thơ, Trần Nguyễn Phương Lan và Trần Thị Bích Quyên, 2020. Khả năng hấp phụ ion Cr(VI) của vật liệu Fe3O4@SiO2 với SiO2 từ tro trấu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3A): 9-19.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên