Ngày nhận bài:07/01/2020 Ngày nhận bài sửa: 27/02/2020
Ngày duyệt đăng: 29/06/2020
Title:
Adsorption behavior of Cr(VI) ion on Fe3O4@SiO2 with SiO2 originated from rice husk ash
Từ khóa:
Cr(VI), Fe3O4, hấp phụ, SiO2, tro trấu
Keywords:
Cr(VI), Fe3O4, adsorption, SiO2, rice husk ash
ABSTRACT
This study is aimed to evaluate adsorption behavior of Cr(VI) ion in aqueous solution by using Fe3O4@SiO2 with SiO2 derived from rice husk ash. The magnetic synthesized absorbent is generated at simple, inexpensive and environmentally friendly conditions. Scanning electron microscope (SEM) analysis illustrated that SiO2 nanoparticles, Fe3O4 N nanoparticles and Fe3O4@SiO2 particles were in fairly spherical shape with diameter in a range of 5 nm to 10 nm, 30 nm to 50 nm and 100 nm to 500 nm, respectively. The experimental results showed that Fe3O4@SiO2 particles could remove 92.49% of Cr(VI) at conditions of pH 2.5, contact time of 30 min, Fe3O4@SiO2 mass of 0.1 g, and Cr(VI) initial concentration of 100 mg/L. The adsorption of Cr(VI) ion onto the absorbent can be considered as monolayer physisorption onto heterogeneous surface with maximum adsorption capacity of 166.67 mg/g. The bonding energy of adsorbent and adsorbate is 7.1795 kJ/mol, and CrxFe1-x(OH)3 precipitates is adsorbed into pores of SiO2 shell can be examined as the main mechanism of the adsorption.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng hấp phụ ion kim loại nặng Cr(VI) trong nước bằng hạt nano Fe3O4@SiO2 với SiO2 có nguồn góc từ tro trấu. Vật liệu hấp phụ từ tính được tổng hợp ở các điều kiện đơn giản, kinh tế và thân thiện với môi trường. Phân tích kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy hạt nano SiO2, hạt nano Fe3O4 và vật liệu hấp phụ Fe3O4@SiO2 có hình dạng gần hình cầu với đường kính lần lượt là 5 nm đến 10 nm, 30 nm đến 50 nm và 100 nm đến 500 nm. Kết quả hấp phụ cho thấy Fe3O4@SiO2 có thể loại bỏ 92,49% Cr(VI) tại pH 2,5, thời gian hấp phụ 30 phút, khối lượng Fe3O4@SiO2 0,1 g và nồng độ Cr(VI) ban đầu 100 mg/L. Đây là quá trình hấp phụ vật lý đơn lớp trên bề mặt không đồng nhất với dung lượng hấp phụ cực đại là 166,67 mg/g. Năng lượng liên kết giữa vật liệu hấp phụ và chất bị hấp phụ là E = 7,1795 kJ/mol và kết tủa CrxFe1-x(OH)3 bị hấp phụ trực tiếp trên bề mặt lỗ xốp của SiO2được xem là cơ chế chính của quá trình hấp phụ.
Trích dẫn: Lương Huỳnh Vủ Thanh, Hà Quốc Nam, Lê Phước Bảo Thơ, Trần Nguyễn Phương Lan và Trần Thị Bích Quyên, 2020. Khả năng hấp phụ ion Cr(VI) của vật liệu Fe3O4@SiO2 với SiO2 từ tro trấu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3A): 9-19.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên