Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng phân hữu cơ và hiệu quả đối với cây trồng. Vật liệu ủ là chất thải hữu cơ được phân loại và có sử dụng nấm Trichoderma. Thí nghiệm thực hiện trên mẻ ủ thể tích 0,144 m3, ở hai nghiệm thức có bổ sung nấm Trichoderma với liều lượng 20 g/m3 và không dùng chế phẩm. Sau 60 ngày ủ, các chỉ số như nhiệt độ, ẩm độ, pH, sụt giảm thể tích, cac-bon tổng, ni-tơ tổng ở hai nghiệm thức giảm dần theo thời gian; ngược lại, tổng đạm, tổng lân dễ tiêu tăng. Sản phẩm phân sau ủ có pH, độ ẩm, tổng cacbon, tổng nitơ, tổng phốtpho theo thứ tự là 7,93, 34,2%, 15,18%, 1,52%, 2,65%. Mẻ ủ quy mô lớn ngoài thực tế với khối lượng ủ xấp xỉ 9,0 tấn cũng được thực hiện và cho kết quả tương đồng với kết quả ghi nhận ở thí nghiệm. Quy trình sản xuất phân compost được đề xuất thông qua kết quả nghiên cứu này.
Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Hiếu Trung, Nguyễn Hữu Sang, 2014. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH, QUẢN LÝ BÃI RÁC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 34: 119-127
Trích dẫn: Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Anh Thư, Nguyễn Minh Thư và Lê Hoàng Việt, 2019. Nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản bằng công nghệ A2/O - MBR. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 149-156.
Trích dẫn: Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Diệp Thùy Trang, Ngô Thị Thy Trúc và Lê Hoàng Việt, 2017. Tiền xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp Fenton-Ôzon. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 153-161.
Trích dẫn: Nguyễn Xuân Hoàng, Huỳnh Long Toản và Lê Hoàng Việt, 2017. Giải pháp loại bỏ crom trong xử lý nước thải thuộc da cá sấu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 181-189.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên