Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Võ Thành Danh (2020) Trang: 160-181
Tạp chí: Chuỗi giá trị nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long
Liên kết:

Nghiên cứu thực hiện khảo sát tại các vùng sản xuất và tiêu thụ nấm rơm lớn ở ĐBSCL là Cần Thơ, Đồng Tháp và chợ bán buôn Bình Điền, Thủ Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tác nhân tiêu thụ của các kênh tiêu thụ nấm rơm tươi gồm người thu gom, người vận chuyển, người buôn sỉ tại chợ đầu mối và người bán lẻ. Tác nhân tiêu thụ cho kênh tiêu thụ nấm rơm chế biến gồm người thu gom, cơ sở chế và công ty xuất khẩu nấm rơm. Nhóm tác nhân đầu vào gồm người cung cấp rơm, meo và lao động và đất trồng nấm. Các tác nhân hỗ trợ cho chuỗi giá trị nấm rơm gồm chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và các trường đại học. Đối với chuỗi giá trị nấm rơm tươi, hơn một phần ba giá trị gia tăng do người trồng nấm tạo ra, phần còn lại đến từ việc vận chuyển nấm rơm của người thu gom và người bán buôn địa phương. Các công ty SXKD nấm đóng góp và chiếm tỷ trọng giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị nấm rơm chế biến. Cấu trúc thị trường nấm rơm ở ĐBSCL là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Yếu tố độc quyền nhóm cũng thể hiện thông qua vai trò dẫn dắt thị trường của những công ty SXKD nấm trong khu vực và các chợ đầu mối (như chợ Bình Điền ở TP. Hồ Chí Minh). Khảo sát cho thấy có tám yếu tố định chế liên quan đến chuỗi giá trị nấm rơm bao gồm: tác nhân thị trường, dịch vụ tư, định chế phi chính thức, dịch vụ công, khu vực tư, chính sách công, quy định và luật lệ, tổ chức và quản trị. Kết quả phân tích cho thấy có ba trở ngại chính trong chuỗi giá trị nấm rơm là: (i) lợi nhuận thấp và rủi ro cao, (ii) thiếu liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi, và (iii) hạn chế khả năng nâng nâng lực của các tác nhân tham gia chuỗi.

 
Các bài báo khác
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 102-108
Tải về
Lê Tấn Lợi (2022) Trang: 28-38
Tạp chí: TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
8 (2022) Trang: 133-151
Tạp chí: Agricultural and Resource Economics: International Scientific E-Journal
Võ Thành Danh (2021) Trang: 66-83
Tạp chí: Môi trường và nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Phân tích kinh tế
(2018) Trang: 58-67
Tạp chí: The UHD-CTU-UEL International Economics and Business Conference 2018, University of Economics and Law, Ho Chi Minh City, Vietnam
(2016) Trang: 130-139
Tạp chí: 9th Vietnamese -Hungarian International Conference, Tra Vinh University, Vietnam, 22 Sept 2016
Võ Thành Danh, Trương Đông Lộc và Nguyên Tuấn Kiệt (2015) Trang: 221-238
Tạp chí: Kỷ yếu hội thảo khoa hoc Phát triển kinh tế - xã hội Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2015
The Economics of Climate Change in Southeast Asia, 27-28 February 2014, Siem Reap, Cambodia (2014) Trang: 22
Tạp chí: Economy and Environment Program for Southeast Asia
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...