VietGAP (Vietnamese Goood Agricultural Practice) đã được triển khai ở nhiều tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trên nhiều loại cây ăn trái khác nhau, trong đó có cây nhãn Idor nhằm hình thành các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa có yêu cầu khắc khe về chất lượng từ năm 2016 - 2018. Nghiên cứu đã thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chương trình VietGAP này đến hiệu quả sản xuất của hộ trồng nhãn Idor ở ĐBSCL bằng cách phỏng vấn trực tiếp 180 hộ trồng nhãn Idor có và không tham gia VietGAP ở tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang và Đồng Tháp. Kết quả phân tích bằng phương pháp phân tích điểm xu hướng (PSM) cho thấy năng suất và lợi nhuận của hộ tham gia VietGAP cao hơn nhóm hộ không tham gia VietGAP. Việc tham gia VietGAP, điều chỉnh kỹ thuật sản xuất rải vụ, bón phân cân đối và sử dụng hóa chất an toàn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện hiệu quả sản xuất cho hộ trồng nhãn Idor và góp phần sản xuất đạt chuẩn VietGAP.
Trích dẫn: Ngô Thị Thanh Trúc và Trần Minh Quân, 2019. Phát triển du lịch học tập của sinh viên tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa xuân và Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 102-108.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên