Nhằm tận dụng nguồn phụ phẩm vỏ xoài được thải ra từ quy trình chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ xoài Cát Chu (Mangifera indica L.), nghiên cứu tập trung xác định điều kiện trích ly chất xơ từ vỏ xoài Cát Chu dưới sự hỗ trợ của chế phẩm Pectinex® Ultra SP-L (pectinaza, hemixenlulaza và betaglucanaza ) đến hiệu suất thu hồi và các đặc tính lý hóa của chất xơ (khả năng giữ nước – WRC, khả năng giữ dầu – ORC, khả năng hòa tan – WS, khả năng tạo nhũ – EC và độ bền nhũ – ES). Điều kiện khảo sát bao gồm (i) hoạt độ của nhóm enzim Pectinex® Ultra SP-L (0 - 168 U/100 mL), (ii) nhiệt độ trích ly (25oC - 55oC), (iii) pH dung dịch đệm (3,5 - 5,5), (iv) thời gian trích ly (30 - 120 phút) và (v) tỷ lệ enzim/cơ chất (10 - 25 mL/g). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi hoạt độ Pectinex® Ultra SP-L được sử dụng với nồng độ 42 U/100 mL, nhiệt độ 45oC, pH 5,5, thời gian trích ly 30 phút và tỷ lệ enzim/cơ chất 20 mL/g cho hiệu suất thu hồi chất xơ cao (19,26 ± 2,32%). Các đặc tính lý hóa thu được từ chất xơ lần lượt là WRC 2,99±0,22 g/g, ORC 1,42±0,06 g/g, WS 92,89±2,47%, EC 49,74±1,47%, ES 8,20±1,34%, phù hợp trong phát triển sản phẩm giàu xơ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên