Canh tác bắp lai lấy đi một lượng lớn dưỡng chất NPK, với 266-307 kg N/ha, 100-133 kg P2O5 /ha và 181-225 kg K2O /ha (Bender et al., 2013) để đạt năng suất tối hảo. Lượng dưỡng chất NPK lấy đi khoảng 168-208, 41-58 và 125-158 kg/ha khi năng suất 8,0-8,3 tấn/ha trên đất phù sa Ô Môn – Cần Thơ và đất phèn nhẹ Giồng Riềng – Kiên Giang (Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng, 2011). Vì vậy, việc canh tác thâm canh cây bắp lai có thể dẫn đến sự thiếu hụt dưỡng chất. Cụ thể, cân đối dưỡng chất lân dựa trên lượng lân cây hút và lượng lân bón vào là -25 kg P2O5/ha trong điều kiện canh tác bắp lai ở An Phú (Nguyễn Văn Chương và Ngô Ngọc Hưng, 2012), cân đối kali là -39,5 kg K2O/ha (Huỳnh Thị Bích Dư, 2011). Kết quả điều tra cho thấy, người trồng bắp tại An Phú – An Giang không có thói quen bón Ca, Mg (Lâm Thị Ngọc Dung, 2014). Ngoài ra, mức độ thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất bắp lai trên vùng đất này được xác định theo thứ tự là N>P>K>Ca>Mg (Ngô Ngọc HƯng và ctv., 2014). Việc không bón Ca, Mg có thể dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng trong đất mà gắn liền với khả năng hấp thu dinh dưỡng với cây trồng. Do đó, đề tài đánh giá nhu cầu dinh dưỡng khoáng NPK của bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa không bồi ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện nhằm mục tiêu: (i) xác định khả năng ccung cấp dưỡng chất NPK trên đất phù sa không bồi canh tác bắp lai; (ii) đánh giá ảnh hưởng của bón NPKCaMg đến hấp thu dinh dưỡng NPK của cây bắp lai tại An Phú – An Giang.
Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Bảo Vệ, Đỗ Thị Trang Nhã, 2005. ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG SUCROSE TRONG MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỒI DƯA HẤU TAM BỘI IN VITRO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 04: 1-8
Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Kim Hằng, 2007. HIỆU QUẢ CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ PHLOROGLUCINOL LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) NUÔI CẤY IN VITRO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 102-111
Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Thanh Thịnh, 2009. ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NGOÀI ĐỒNG CỦA CÂY DƯA HẤU TAM BỘI (CITRULLUS VULGARIS SCHRAD.) CẤY MÔ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 135-142
Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Kim Hằng, Lê Minh Chiến, 2007. VI NHÂN GIỐNG CÂY NGƯU BÁNG (ARCTIUM LAPPA L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 212-221
Lâm Ngọc Phương, Lê Minh Lý, Võ Thị Mai Trinh, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA TIA GAMMA VÀ MUỐI CLORUA NATRI (NACL) ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÁI SINH CHỒI CỦA MÔ SẸO MÍA (SACCHARUM OFFICINARUM L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 52-60
Lâm Ngọc Phương, Mai Vũ Duy, 2012. HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG BA, NAA VÀ IBA TRÊN SỰ TẠO CHỒI VÀ RỄ CÂY MAI VÀNG (OCHNA INTEGERRIMA (LOUR.) MERR.) IN VITRO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24a: 70-77
Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Bảo Vệ, 2005. ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN CHẤT NỀN ƯƠM CÂY ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CON DƯA HẤU TAM BỘI EX VITRO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 04: 9-15
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên