Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Đặng Kiều Nhân, Nguyễn Ánh Minh (2024) Trang: 247-265
Tạp chí: ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ - XÃ HỘI - VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH MỚI
Liên kết:

Điều kiện sinh thái tự nhiên, lịch sử khai phá, định cư của cư dân đã in dấu đậm nét, sâu sắc vào ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục và những vấn đề xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Do đó, diện mạo ngôn ngữ, giáo dục, nhận thức và hành vi của con người là sự kết tinh của vốn tri thức, kinh nghiệm truyền thống trong tiến trình sinh sống và phát triển thích nghi với môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội (Thêm, 2013). Có thể nói, lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL tương đối mới so với các vùng sinh thái tự nhiên và kinh tế - xã hội khác của Việt Nam và phát triển dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên và thích nghi với môi trường tự nhiên ở đây (Nam, 2024; Thêm, 2013).

Trong tiến trình phát triển, môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội liên tục thay đổi và có tác động đến ngôn ngữ, nhận thức, giáo dục và sáng tạo của xã hội (Chuẩn, 2021). Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đã, đang và sẽ thay đổi do tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi chế độ thủy văn sông Mekong và đô thị hóa, công nghiệp hóa (Entzinger & Scholten, 2016). Sự thay đổi này có thể có tác động ngược trở lại diện mạo ngôn ngữ, giáo dục, nhận thức của cư dân trong vùng.

Trong thời kỳ đầu của tiến trình phát triển, cư dân định cư vùng ĐBSCL đã đối mặt với khó khăn và thách thức của môi trường tự nhiên. Do đó, lĩnh vực ngôn ngữ, giáo dục, nhận thức và hành vi của cư dân của vùng đã mang đậm dấu ấn của yếu tố tự nhiên, lịch sử định cư và phát triển. Trong đó, nghiên cứu ngôn ngữ ĐBSCL góp phần chỉ ra sắc thái vùng miền, góp phần làm giàu thêm tiếng nói của dân tộc (Chuẩn, 2021). Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng giáo dục, đào tạo, nhân lực, qua đó đề ra giải pháp phát triển là những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của ĐBSCL trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các bài báo khác
(2024) Trang: 940-951
Tạp chí: GIÁO DỤC NGÔN NGỮ - VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN, Trường Đại học Hạ Long, 14/12/2024
(2024) Trang: 1047-1054
Tạp chí: KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU VÀ ĐỐI CHIẾU GIỮA CÁC NGÔN NGỮ NĂM 2024 INTERNATIONAL CONFERENCE CONTRASTIVE LINGUISTICS AND CONTRASTIVE ANALYSIS AMONG LANGUAGES – YEAR 2024
22 (2024) Trang: 76-81
Tạp chí: Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
69 (2024) Trang: 102-112
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
(2024) Trang: 190-203
Tạp chí: Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Xã hội và Nhân văn lần thứ I, Trường Đại học Cần Thơ, ngày 12/01/2024
2 (2024) Trang: 322-335
Tạp chí: Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Xã hội và Nhân văn lần thứ I, Trường Đại học Cần Thơ, ngày 12/01/2024
(2024) Trang: 575-581
Tạp chí: Giáo sư Hoàng Tuệ Ngôn ngữ trong đời sống xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ngày 30/3/2024
(2023) Trang: 847-858
Tạp chí: Day - Học Tiếng Viêt trong bối cảnh đổi mới GD và HNQT
(2022) Trang: 1503-1510
Tạp chí: Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2022: "NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG TRONG XU HƯƠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ", Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, ngày 23/10/2022
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...