Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, sự phân công lao động ngày một trở nên sâu sắc. Điều này có nghĩa là mỗi cá nhân chỉ có thể đảm nhận một hoặc một số công việc nhất định. Vậy nên, để thoả mãn nhu cầu của mình họ buộc phải liên kết, trao đổi các giá trị lẫn nhau. Và việc này được thực hiện chủ yếu thông qua phương tiện chính là hợp đồng. Trên thực tế, quá trình thực hiện hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quyết định khả năng thụ hưởng lợi ích giữa các bên. Do đó, pháp luật quốc nội và luật pháp quốc tế từ sớm đã có ban hành các quy định điều chỉnh chung cho vấn đề này. Trên cơ sở phân tích Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế -PICC của UNIDROIT về thực hiện hợp đồng, bài viết sẽ chỉ ra những mặt hạn chế còn tồn đọng trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay. Từ đó, bằng việc kế thừa có chọn lọc những quy tắc mang tính tiến bộ từ Bộ nguyên tắc UNIDROIT, sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 liên quan đến chế định trên.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên