Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập. 59, Số. CĐ Môi trường & Biến đổi khí hậu (2023) Trang: 72-79

Nghiên cứu chất lượng môi trường nước nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thâm canh ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được thực hiện ở 3 ao nuôi tôm với 3 vị trí thu mẫu chính là nước cấp, nước trong ao nuôi và nước thải, chu kỳ thu mẫu nước là 1 lần/tháng trong 4 tháng. Kết quả cho thấy chất lượng nước cấp và nước ao nuôi tôm càng xanh thích hợp cho sinh trưởng của tôm. Chỉ tiêu EC, TDS của nước ao nuôi và nước thải đều có khuynh hướng tăng, trong khi hàm lượng DO lại giảm so với nước đầu vào nhất là ở tháng 3 và 4. Nước cấp có nồng độ đạm vô cơ và lân đạt cột A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, nồng độ các thông số này đều tăng trong nước ao nuôi và cao nhất là nước thải. Nồng độ N-NH4+, N-NO2- và P-PO43- của nước thải ao nuôi tôm đều vượt so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Tải lượng đạm vô cơ và lân của nước thải lần lượt là 14.712 g/1000 m2 và 13.263 g/1000 m2. Việc theo dõi, kiểm soát nhiệt độ và pH của nước ao nuôi vào các tháng cuối vụ nhất là vào mùa khô và xử lý NO2-, PO43- trong nước thải ao nuôi tôm càng xanh trước khi thải ra môi trường.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...