Trên thi đàn Việt Nam hiện đại, nếu Xuân Diệu được tôn vinh là "Ông hoàng thơ tình" thì danh hiệu "Nữ hoàng thơ tình" có thể được dành tặng Xuân Quỳnh. Cuộc đời tuy ngắn ngủi (hưởng dương vỏn vẹn 46 năm), nhưng Xuân Quỳnh kịp để lại một sự nghiệp sáng tác khá dày dặn với nhiều bài thơ xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác ("Thư tình cuối mùa thu", "Thuyền và biển", "Sóng", "Mẹ của anh",...). Đó là vì sao "có ánh sáng khác thường" - một vì sao băng - đã tự đốt cháy mình để tận hiến cho đời nguồn sáng diệu kỳ, bất diệt.
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mất vì tai nạn giao thông, bài viết đã khái quát lại những nét cơ bản nhất về cuộc đời, quan niệm nghệ thuật, quá trình sáng tác và đặc điểm phong cách thơ Xuân Quỳnh; từ đó, góp phần khẳng định những đóng góp to lớn và vị trí xứng đáng của nhà thơ trong thơ ca Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX.
Trần Văn Minh, 2013. VỀ CÁCH ĐẶT TÊN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 29: 47-51
Trần Văn Minh, 2007. KHảO SáT MộT Số TIÊU CHí PHÂN BIệT TùY BúT VớI CáC THể LOạI VăN XUÔI NGHệ THUậT KHáC. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 08: 6-15
Trần Văn Minh, 2013. DấU ẤN VăN HóA TRONG TậP TùY BúT " NHữNG BƯớC LANG THANG TRÊN Hè PHố CủA Gã BìNH NGUYÊN LộC". Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 72-78
Trích dẫn: Trần Văn Minh, 2017. Chúng ta vẫn đi trên con đường ấy (đọc lại tùy bút Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48c: 92-96.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên