Thí nghiệm nhằm đánh giá ngưỡng chịu mặn của cừu (Ovis aries) và được thực hiện trên 10 cừu đực, chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 cho cừu uống nước ngọt trong 7 ngày từ hai máng uống giống nhau. Giai đoạn 2 trong 8 ngày cho cừu uống nước ngọt cho máng uống thứ nhất và nước biển pha loãng (DSW) cho máng uống thứ hai hoặc ngược lại, nồng độ DSW (diluted seawater) từ 0,5% đến 2,0%. Kết quả cho thấy khối lượng cơ thể và lượng chất khô ăn vào không khác nhau bởi DSW, trong khi lượng nước uống vào cao hơn ở giai đoạn 2 (P<0,05). Cừu uống nhiều DSW ở nồng độ 0,5% và sau đó giảm sự lựa chọn DSW ở nồng độ 1,0%, tránh lựa chọn DSW ở nồng độ 1,5% và từ chối uống ở nồng độ 2,0%. Cừu uống DSW tăng nồng độ natri và clorua huyết tương, trong khi đó kali huyết tương không khác nhau giữa giai đoạn 1 và 2. Nồng độ urê, creatine, AST và ALT huyết tương không thay đổi giữa hai giai đoạn. Kết quả thí nghiệm cho rằng cừu có thể chịu đựng được DSW lên tới 1%.
Trích dẫn: Nguyễn Thiết, Trần Hoài Hưởng, Nguyễn Văn Hớn và Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2016. Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung premix khoáng - vitamin lên sinh lý máu và tăng trọng heo thịt từ 40 kg đến xuất chuồng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45b: 1-6.
Trích dẫn: Nguyễn Thiết, Bùi Xuân Mến, Nguyễn Văn Hớn và Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2016. Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót và men balasa N01 lên sinh trưởng và môi trường chuồng nuôi gà Tàu vàng giai đoạn từ 5 đến 12 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44b: 119-126.
Tạp chí: The 16th Chulalongkorn University Veterinary Conference CUVC 2017 : Research in Practice, March 22-24, 2017 Queen Sirikit National Convention Center Bangkok, Thailand
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên