Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức (NT): NT Đối chứng (ĐC): (100% trấu + không men vi sinh); NT trấu-VS (100% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT BM-VS (100% bã mía + chế phẩm Balasa N01); NT TBM-VS (50% bã mía + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01) và bốn lập lại trên 200 gà Tàu vàng từ 20 đến 34 tuần tuổi. Các chỉ tiêu theo dõi gồm chất lượng lớp đệm lót chuồng lên men vi sinh vật, tiểu khí hậu chuồng nuôi, năng suất sinh sản. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: Sử dụng đệm lót lên men vi sinh vật đã làm giảm nồng độ một số khí độc như NH3, CO2 và số lượng Coliform, E.Coli trong chuồng nuôi. Từ đó góp phần làm tăng tỷ lệ đẻ của gà và giảm tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và không ảnh hưởng đến chất lượng trứng của gà thí nghiệm. Tuy nhiên, các loại nguyên liệu như trấu, bã mía hay trấu kết hợp với bã mĩa hoặc mùn cưa sử dụng với men vi sinh vật cho hiệu quả khác nhau. Việc sử dụng men vi sinh vật kết hợp với nguyên liệu đệm lót là trấu và mùn cưa cho hiệu quả tốt nhất trong nhóm nguyên liệu thí nghiệm.
Trích dẫn: Nguyễn Thiết, Trần Hoài Hưởng, Nguyễn Văn Hớn và Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2016. Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung premix khoáng - vitamin lên sinh lý máu và tăng trọng heo thịt từ 40 kg đến xuất chuồng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45b: 1-6.
Trích dẫn: Nguyễn Thiết, Bùi Xuân Mến, Nguyễn Văn Hớn và Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2016. Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót và men balasa N01 lên sinh trưởng và môi trường chuồng nuôi gà Tàu vàng giai đoạn từ 5 đến 12 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44b: 119-126.
Tạp chí: The 16th Chulalongkorn University Veterinary Conference CUVC 2017 : Research in Practice, March 22-24, 2017 Queen Sirikit National Convention Center Bangkok, Thailand
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên