Morphological diversity of kissing gourami (Helostoma temminkii Cuvier, 1829) in the Mekong Delta
Từ khóa:
Cá hường, đa dạng, Helostoma temminkii, hình thái, quần thể
Keywords:
Kissing gourami, Helostoma temminkii, morphology, diversity, population
ABSTRACT
This study is aimed to evaluate the morphological diversity of kissing gourami populations in the Mekong Delta. Meristic characters and morphometric measurements were analyzed on fresh specimens (21-40 samples/population). Fish samples were collected by pulling nets in the natural basin of Lang Sen wetland Reserve (Long An) and stocking ponds in four provinces including Tra Vinh, Dong Thap, Hau Giang and Can Tho. Coloration of kissing gourami included two common colors, pink and grey but significantly differed in frequencies among sampling locations. Meristic traits of all five populations fluctuated in similar ranges. However, all morphometric indices (ratios to standard body length or head length) significantly differed (p<0.01) among populations. Results from principal component analysis (PCA) showed that five populations relatively separated, particularly Long An anh Hau Giang populations were divergent from the others. Main morphometric characteristics that discriminated among groups included body depth, interorbital width and head width. Discriminant analysis based on morphometric parameters could classified correctly 71.4-96.7% individuals into original groups. In general, this species was highly morphologically diversified.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự đa dạng hình thái của các quần thể cá hường phân bố ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu đo hình thái bên ngoài được phân tích trên mẫu cá tươi (21-40 mẫu/quần thể). Các mẫu cá được thu bằng lưới kéo tay ở thủy vực tự nhiên thuộc Long An và các ao nuôi ở các tỉnh như: Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang và Cần Thơ. Về màu sắc, cá hường thường có 2 màu phổ biến là màu hồng và màu xám tro. Các chỉ tiêu đếm của cả 5 quần thể cá hường dao động trong các khoảng tương tự nhau. Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu hình thái đo thì tất cả (23) chỉ số sinh trắc (tỉ lệ số đo được tính theo chiều dài chuẩn và chiều dài đầu) khác biệt có ý nghĩa (p<0,01) giữa các quần thể. Kết quả phân tích nhóm dựa trên 23 chỉ số sinh trắc cho thấy 5 quần thể có sự tách biệt tương đối rõ ràng, đặc biệt quần thể cá Long An và Hậu Giang khác biệt so với 3 quần thể còn lại. Các chỉ tiêu chính để phân biệt các quần thể là cao thân và khoảng cách 2 mắt. Phân tích nhóm dựa trên chỉ tiêu đo có thể xếp đúng 71,4-96,7% cá thể vào nhóm thu mẫu ban đầu.Nhìn chung, cá hường thể hiện tính đa dạng cao về hình thái.
Trích dẫn: Nguyễn Phương Thảo và Dương Thúy Yên, 2017. Đa dạng về hình thái của cá hường (Helostoma temminkii Cuvier, 1829) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52b: 78-85.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên