Cây Lan Ý (Spathiphyllum Wallisii) là cây thuộc họ Araceae, được ứng dụng rất nhiều trong trang trí nội thất và ngoại thất và còn có tác dụng thanh lọc không khí. Công thức tốt nhất để tăng hiệu quả tạo mẫu sạch ở cây Lan Ý là công thức môi trường bổ sung 500 mg/l cefotaxime, tỷ lệ mẫu sạch đạt 58,42%, tỷ lệ sống sót đạt cao nhất 49,14%. Cefotaxime ở nồng độ 500 mg/l có sự tăng trưởng thúc đẩy hoạt động trong nuôi cấy mô cây Lan Ý, nồng độ cefotaxime phù hợp nhất để kích thích tăng hệ số nhân nhanh cây Lan Ý là 500 mg/l. Ở nồng độ này, tỷ lệ ra rễ đạt 98,36% và hệ số nhân nhanh đạt cao nhất trong tất cả các môi trường là 6,4. Trong môi trường MS có bổ sung 0,2 mg/L BAP, nồng độ cefotaxime thích hợp để kích thích sự phát triển chiều cao chồi là 500 mg/l, trên môi trường này, chiều cao cây Lan Ý in vitro đạt cao nhất là 8,48 cm. Khối lượng tươi đạt cao nhất khi môi trường được bổ sung với 500 mg/l cefotaxime (344,85 mg). Công thức tốt nhất để phát triển rễ cây Lan Ý in vitro là môi trường MS có bổ sung 0,2 mg/L IBA bổ sung 500 mg/L cefotaxime có tỷ lệ ra rễ trung bình cao nhất (98,36%), số rễ cao 2,85 – 2,96 rễ/cây. Khi đưa ra ngoài môi trường bầu đất, nồng độ 500 mg/l cefotaxime vẫn tiếp tục cho tỷ lệ sống sót cao nhất đạt 95%. Do đó, trong quá trình vi nhân giống cefotaxime có thể làm tăng chồi và kéo dài chồi ở một mức độ đáng kể. Do tác dụng tích cực của kháng sinh cefotaxime về sự nhân lên và kéo dài chồi, có thể ứng dụng trong nuôi cấy mô ở cây Lan Ý. Kết quả này có thể sử dụng để nhân nhanh cây Lan Ý trong tương lai.
Nguyễn Thị Pha, Trần Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Liên, Lê Thị Mai Trang, 2011. NUÔI CẤY MẦM NGỦ PHÁT HOA LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS SP.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20b: 12-20
Nguyễn Thị Pha, Nguyễn Hữu Hiệp, 2012. KHảO SáT VùNG GEN 16S RDNA CủA MộT Số DòNG VI KHUẩN Có KHả NăNG Cố ĐịNH ĐạM Ở ĐấT VùNG Rễ LúA TỉNH ĐồNG THáP. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 184-192
Nguyễn Thị Pha, Trần Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hoàng Nhung , Trần Đình Giỏi, 2012. ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG THUỘC CHI DENDROBIUM BẰNG KỸ THUẬT RAPD. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 186-192
Nguyễn Thị Pha, Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Đình Giỏi, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA HAI DÒNG VI KHUẨN VÙNG RỄ PH27 VÀ TN20 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA OM10424 Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 27-32
Nguyễn Thị Pha, Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Đình Giỏi, 2015. Phân lập, tuyển chọn và định danh các dòng vi khuẩn cố định đạm vùng rễ lúa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 38-47
Nguyễn Thị Pha, Nguyễn Thị Phương Oanh, Nguyễn Hữu Hiệp, 2014. Khả năng đối kháng nấm Pyricularia oryzae của vi khuẩn sinh chitinase phân lập từ đất vùng rễ lúa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 7-11
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên