Nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Bảo vệ Thực vật, trường Đại học Cần Thơ nhằm tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên cây có múi. Khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. của 32 chủng xạ khuẩn được tiến hành trên môi trường PDA với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy ba chủng xạ khuẩn CT16-HG, HB2-BL và LM6-HG có khả năng đối kháng cao với BKVVK cao từ 6,60 mm -7, 88 mm và HSĐK cao trên 50% ở thời điểm 6 NSBT. Khả năng ức chế sự hình thành bào tử nấm Colletotrichum sp. của 8 chủng xạ khuẩn (LM6, LV5-ĐT, CT16-HG, MT10-ST, HB2-BL, MT4-ST, LV7-ĐT, TÔ10-VL) được đánh giá trong môi trường PDA lỏng với 4 lần lặp lại. Kết quả ghi nhận được chủng xạ khuẩn HB2-BL có hiệu quả ức chế cao nhất với log mật số bào tử thấp nhất là 4,75, trong khi đối chứng là 6,95 ở thời điểm 11 NSNL. Khả năng ức chế sự mọc mầm bào tử nấm Colletotrichum sp. của 8 chủng xạ khuẩn được thực hiện với 4 lần lặp lại. Kết quả chỉ ra rằng chủng xạ khuẩn LM6-HG thể hiện khả năng ức chế tốt nhất với tỉ lệ bào tử mọc mầm thấp nhất (3,35%) so với đối chứng (96,76%) ở thời điểm 24 GSXL.
Trích dẫn: Nguyền Hồng Quí và Lê Minh Tường, 2016. Đánh giá khả năng phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh thán thư trên xoài do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 120-127.
Trích dẫn: Nguyễn Hửu Quí, Nguyễn Hồng Huế và Lê Vĩnh Thúc, 2018. Khảo sát phương pháp xếp mô và liều lượng meo đến sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea) trong điều kiện ngoài trời. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Nông nghiệp): 98-105.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên