Thông tin chung: Ngày nhận: 05/08/2016 Ngày chấp nhận: 26/10/2016 Title: Determination of the Actinomycete isolates as potential antagonistic ability in controlling anthracnose diseases caused by Colletotrichum sp. on mango Từ khóa: Bệnh thán thư, cây xoài, Colletotrichum sp., chitin, xạ khuẩn Keywords: Actinomycetes, anthracnose disease, chitin, Colletotrichum sp., mango | ABSTRACT The research was conducted at Plant Protection Department, Can Tho University to screen actinomycete isolates able to control anthracnose disease on mango caused by Colletotrichum sp. The biocontrol ability of 3 actinomycete isolates, HG10, HG17 and HG21 was tested with 5 replications in nethouse conditions. The results showed that all three studied actinomycete isolates were able to control anthracnose disease on mango. The treatments with HG10 and HG21 applied before and applied twice (2 days before and after pathogen inoculation) showed ability to control the disease as high as of Carbenzim treatment through two criteria: percentage of disease area and disease protection. They were 5.50, 6.25, 6.00 and 6.75 percent in percentage of disease area and 77.32. 74.22, 75.25 and 71.16 percent at 14 days after testing, respectively for isolates and application time. In addition, chitinase activity tested on chitin medium showed that HG10 isolate indicated high chitinolytic activity as the chitin lyses halo radius of 26.9mm at 7 days after testing. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới thuộc Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra các chủng xạ khuẩn có khả năng quản lý bệnh thán thư trên xoài do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên xoài của 3 chủng xạ khuẩn HG10, HG17 và HG21 được thực hiện trong điều kiện nhà lưới với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, cả 3 chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều có khả năng phòng trị bệnh thán thư trên xoài, trong đó chủng HG10 và HG21 ở thời điểm phun trước và thời điểm kết hợp phun 2 ngày trước và 2 ngày sau khi lây bệnh (NSLB) nhân tạo cho khả năng phòng trị bệnh cao tương đương nghiệm thức thuốc hóa học Carbenzim thông qua phần trăm diện tích lá bị bệnh thấp lần lượt là 5,5 mm; 6,25 mm; 6,00 mm và 6,75 mm và hiệu quả giảm bệnh cao lần lượt là 77,32%; 74,22%; 75,25% và 74,16% ở thời điểm 14 NSLB nhân tạo. Khả năng phân giải chitin của các chủng xạ khuẩn được thực hiện trên môi trường chitin agar. Kết quả cho thấy chủng HG10 có khả năng phân giải cao với bán kính vòng phân giải là 26,9 mm ở thời điểm 7 ngày sau khi cấy. |