Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng phòng trị bệnh trên gương và hoa sen do nấm Phytophthora sp. gây ra. Khả năng phân giải cellulose của các chủng xạ khuẩn được thực hiện trên môi trường CMC1% với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chủng hai chủng CM18 và HG3 có khả năng phân giải cellulose cao với bán kính vòng phân giải cellulose cao nhất lần lượt là 14,00 mm và 13,75 mm ở thời điểm 7 ngày sau khi cấy. Khả năng phòng trị của các chủng xạ khuẩn đối với bệnh trên gương sen và hoa sen nấm Phytophthora sp. gây ra được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy hai chủng xạ khuẩn CM18 và HG3 đều cho hiệu quả phòng trị bệnh trên gương và hoa sen do nấm Phytophthora sp. gây ra. Trong đó, cả hai chủng xạ khuẩn CM18 và HG3 ở biện pháp phun trước và biện pháp phun kết hợp trước + sau cho hiệu quả phòng trị cao hơn so với biện pháp phun sau đến thời điểm 6 ngày sau khi lây bệnh.
Trích dẫn: Nguyền Hồng Quí và Lê Minh Tường, 2016. Đánh giá khả năng phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh thán thư trên xoài do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 120-127.
Trích dẫn: Nguyễn Hửu Quí, Nguyễn Hồng Huế và Lê Vĩnh Thúc, 2018. Khảo sát phương pháp xếp mô và liều lượng meo đến sinh trưởng và năng suất nấm rơm (Volvariella volvacea) trong điều kiện ngoài trời. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Nông nghiệp): 98-105.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên