Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất và thống kê dữ liệu từ bản đồ đất năm 2014 và năm 2002 của tỉnh Vĩnh Long cho thấy sự thay đổi các kiểu sử dụng đất có thể làm thay đổi một số nhóm đất chính. Đề tài “Ảnh hưởng sự thay đổi kiểu sử dụng đất đến các nhóm đất ở tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của cơ cấu sử dụng đất có sự ảnh hưởng đến sự thay đổi các nhóm đất của Vĩnh Long. Các nội dung thực hiện đề tài gồm: thống kê, đánh giá diện tích thay đổi của các nhóm đất và các loại đất. Kết quả cho thấy nhóm Fluvisols (đất phù sa) giảm diện tích 25.944,38 ha, nhóm Gleysols (đất glây) tăng 13.759,87 ha, nhóm Anthrosols (đất nhân tác) tăng 12.184,51 ha, nhóm Arenosols (đất cát) không thay đổi về diện tích và loại đất, nguyên nhân chủ yếu do thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm từ lúa 2 vụ sang 3 vụ và đất trồng cây lâu năm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và cơ sở khai thác, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, định hướng quy hoạch sử dụng đất và đánh giá đất đai của tỉnh Vĩnh Long.
Trích dẫn: Nguyễn Quốc Hậu, Phan Văn Tuấn, Ngô Vĩnh Tân và Võ Quang Minh, 2019. Ứng dụng ảnh viễn thám Landsat 8 xây dựng bản đồ mùa vụ và ước đoán sản lượng lúa tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(2): 8-17.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên