Nghiên cứu được thực hiện nhằm (i) Đánh giá sự xâm nhập mặn trên các sông chính của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, (ii) Xác định vùng sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. (iii) Đề xuâ't một sô' giải pháp giảm thiệt hại do mặn. Dữ liệu về độ mặn của 16 điểm nghiên cứu được ghi nhận từ tháng 01 đến tháng 6/2016 được dùng để nội suy thành lập bản đổ kết hợp với kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 của cấp xã huyện Vũng Liêm. Kết quả cho thấy độ mặn trên 4%0 trên sông Cổ Chiên có 3 đợt mặn xuất hiện, đặc biệt tại cống Nàng Âm và vàm Vũng Liêm độ mặn từ 8 - 10%o và tại vàm Măng Thít ở mức 5,3%o vào giữa tháng 2/2016 - đỉnh mặn này chưa từng xuất hiện từ trước đến nay. Độ mặn trên 4%o đã ảnh hưởng đến 557,9 ha đất trổng lúa, 299,4 ha đâ't trổng cây ăn trái và 191,2 ha đất trồng cây hàng năm. Độ mặn 2 - 4%o đã tác động đến 4.687,2 ha đâ't trổng lúa, 2.161,4 ha đâ't trồng cây ăn trái và 30,0 ha đất nuôi trổng thủy sản. Kết quả diễn biến xâm nhập mặn trên địa bàn huyện cho thấy cần thiết phải rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch sử dụng đất của huyện, chuyển đổi cơ câu cây trổng, mùa vụ sản xuất và nghiên cứu áp dựng các giải pháp công trình cũng như quản lý hệ thông thủy lợi để phù hợp với các diễn biến cực đoan của hạn mặn.
Trích dẫn: Nguyễn Quốc Hậu, Phan Văn Tuấn, Ngô Vĩnh Tân và Võ Quang Minh, 2019. Ứng dụng ảnh viễn thám Landsat 8 xây dựng bản đồ mùa vụ và ước đoán sản lượng lúa tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(2): 8-17.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên