Nghiên cứu tiến hành điều tra 30 hộ trồng nhãn Edor tại xã Trường Long và Tân Thới, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ trong năm 2022 nhằm đánh giá hiện trạng canh tác và xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất cây nhãn trồng trên đất liếp. Kết quả cho thấy, giống nhãn Edor tại vùng điều tra được trồng chủ yếu trên đất liếp được tạo ra từ cách đây 21 năm (tính bình quân) với chiều cao của lớp đất mặt so với mực nước thủy cấp là 59 cm. Mật độ trồng trung bình là 489 cây/ha, dày hơn so với khuyến cáo, lượng bón phân vô cơ (N - P - K) nằm ở mức trung bình (871 - 350 - 236 g/cây/năm, theo thứ tự) cộng thêm 5,0 kg/cây/năm phân hữu cơ. Năng suất trái nhãn trên các vườn có bón phân hữu cơ cao hơn so với nhóm vườn không bón hữu cơ. Năng suất trái nhãn trung bình của cây có độ tuổi 6 - 7 năm là khoảng 18 tấn/ha/năm.
Trích dẫn: Lê Văn Dang, Nguyễn Kim Quyên, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Phước Toàn, Trần Ngọc Hữu và Ngô Ngọc Hưng, 2016. Ảnh hưởng của bón phân N, P, K lên sự sinh trưởng và năng suất khoai mì trồng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 4): 29-37.
Trích dẫn: Lê Văn Dang, Lâm Ngọc Phương, Phan Văn Ngoan, Phan Kiên Em và Ngô Ngọc Hưng, 2017. Ảnh hưởng của bón lân phối trộn dicarboxylic acid polymer (DCAP) đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và hấp thu lân của cây khoai lang, khoai mì, khoai mỡ trồng trên đất phèn trong nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 31-38.
Trích dẫn: Lê Văn Dang và Ngô Ngọc Hưng, 2020. Vai trò của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất hóa học đất và năng suất của bưởi Năm Roi ở Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 82-87.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên