Các dòng vi khuẩn nội sinh (Burkholderia acidipaludis, Burkholderia cenocepacia, Burkholderia pyrrocinia) sử dụng trong thí nghiệm được phân lập từ thân và rễ cây khoai lang trồng trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trên đất phèn Hậu Giang vào vụ xuân hè và hè thu 2015, mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của 3 dòng vi khuẩn kết hợp với các liều lượng phân đạm, phân lân lên năng suất của khoai lang trồng trên đất phèn. Kết quả cho thấy bón 60 N - 90 P2O5 - 90 K2O kg ha-1 cho số củ và đường kính củ khoai lang tăng cao, do đó năng suất cao hơn so với bón 30 N - 90 P2O5 - 90 K2O kg ha-1. Xét ảnh hưởng của tương tác, vi khuẩn Burkholderia cenocepacia được ghi nhận có hiệu quả cao nhất đối với năng suất khoai lang. Sự kết hợp bón 60 N kg ha-1 với chủng vi khuẩn Burkholderia cenocepacia trên nền 90 P2O5 - 90 K2O kg ha-1 đưa đến năng suất củ của khoai lang cao nhất tương đương với bón lượng đạm vô cơ 90 kg N ha-1 trên nền 90 P2O5 - 90 K2O kg ha-1, biện pháp này giúp giảm một lượng 30 kg N ha-1 bón vào đất. Bón lân cho khoai lang trên đất phèn có hiệu quả khi bón ở liều lượng 60 kg P2O5 ha-1 trên nền 90 N - 90 K2O kg ha-1. Sử dụng vi khuẩn Burkholderia pyrrocinia phối hợp lân cho hiện quả tăng năng suất khoai lang. Cần đánh giá sự phối trộn của 2 chủng vi khuẩn Burkholderia cenocepacia và Burkholderia pyrrocinia lên sinh trưởng và năng suất khoai lang trên một số vùng đất phèn khác ở đồng bằng sông Cửu Long.
Từ khóa: Khoai lang, cố định đạm, hòa tan lân, vi khuẩn nội sinh, đất phèn, đồng bằng sông Cửu Long.
Trích dẫn: Lê Văn Dang, Nguyễn Kim Quyên, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Phước Toàn, Trần Ngọc Hữu và Ngô Ngọc Hưng, 2016. Ảnh hưởng của bón phân N, P, K lên sự sinh trưởng và năng suất khoai mì trồng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 4): 29-37.
Trích dẫn: Lê Văn Dang, Lâm Ngọc Phương, Phan Văn Ngoan, Phan Kiên Em và Ngô Ngọc Hưng, 2017. Ảnh hưởng của bón lân phối trộn dicarboxylic acid polymer (DCAP) đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và hấp thu lân của cây khoai lang, khoai mì, khoai mỡ trồng trên đất phèn trong nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 31-38.
Trích dẫn: Lê Văn Dang và Ngô Ngọc Hưng, 2020. Vai trò của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất hóa học đất và năng suất của bưởi Năm Roi ở Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 82-87.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên