The objective of this study was to evaluate effects of N, P, K fertilizers application on cassava growth and yield on four acid sulphate soils in the Vietnamese Mekong Delta. The on-farm research was conducted in three different locations of acid sulphate soil, with each location considering as a replication. The treatments included (i) Fully fertilized plot (NPK); (ii) Potassium omission plot (NP); (ii) Phosphorus omission plot (NK); and, (iv) Nitrogen omission plot (PK). The result showed that, the treatment of applying 90 kg N ha-1 based 60 P2O5 - 90 K2O kg ha-1 increased cassava growth rate in the four acid sulphate soils, leading to increasing root tubers number, diameter and cassava yield compared to treatment without nitrogen fertilizer applied. Casava yield responsed well to N than P and K fertilizier. Cassava yield reached the greatest on acid sulphate soils in the Depressed area of Hau River (16.9 tons ha-1) followed by the Plain of Reed (13.6 tons ha-1), the acid sulphate soils in the Long Xuyen Quadrangle (11.0 tons ha-1), and the Ca Mau Peninsula (12.0 tons ha-1). There was the need to study effect of N, P, K dosage on cassava yield in order to have proper recommendation for the acid sulphate soils use and management.
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá đáp ứng sinh trưởng và năng suất của cây khoai mì kè đối với phân N, P, K trồng trên bốn vùng đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thí nghiệm nông hộ (on-farm research) được thực hiện trên ba địa điểm khác nhau của mỗi vùng đất phèn, với mỗi địa điểm là một lần lặp lại. Các nghiệm thức thí nghiệm: (i) bón đầy đủ phân N, P, K; (ii) không bón phân lân; (iii) không bón phân kali và (iv) không bón phân đạm. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân đạm ở liều lượng 90 kg N/ha trên nền 60 P2O5 - 90 K2O (kg/ha) làm tăng khả năng sinh trưởng của khoai mì trên bốn vùng đất phèn, từ đó làm gia tăng số củ, chiều dài củ, đường kính củ và năng suất củ khoai mì tốt hơn so với việc không bón phân đạm. Năng suất củ khoai mì có đáp ứng với phân lân và kali nhưng thấp hơn phân đạm. Đáp ứng năng suất của khoai mì với phân N, P, K theo thứ tự N>P≥K. Năng suất củ khoai mì đạt cao nhất ở vùng đất phèn TSH (16,9 tấn/ha) kế đến là vùng đất phèn ĐTM (13,6 tấn/ha) và thấp nhất là ở vùng đất phèn TGLX (11,0 tấn/ha), BĐCM (12,0 tấn/ha). Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm, lân, kali đến năng suất khoai mì nhằm đưa ra công thức khuyến cáo hiệu quả cho từng vùng đất phèn ở ĐBSCL.
Trích dẫn: Lê Văn Dang, Nguyễn Kim Quyên, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Phước Toàn, Trần Ngọc Hữu và Ngô Ngọc Hưng, 2016. Ảnh hưởng của bón phân N, P, K lên sự sinh trưởng và năng suất khoai mì trồng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 4): 29-37.
Trích dẫn: Lê Văn Dang, Lâm Ngọc Phương, Phan Văn Ngoan, Phan Kiên Em và Ngô Ngọc Hưng, 2017. Ảnh hưởng của bón lân phối trộn dicarboxylic acid polymer (DCAP) đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và hấp thu lân của cây khoai lang, khoai mì, khoai mỡ trồng trên đất phèn trong nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 31-38.
Trích dẫn: Lê Văn Dang và Ngô Ngọc Hưng, 2020. Vai trò của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất hóa học đất và năng suất của bưởi Năm Roi ở Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 82-87.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên