Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
8 (2018) Trang: 160-168
Tạp chí: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Liên kết:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm: (1) đánh giá đặc tính đất phù sa bao đê và không bao đê trồng ngô lai ở An phú – An Giang; (2) đánh giá hiệu lực sử dụng phân bón NPKCaMg của cây ngô lai trồng trên đất phù sa bao đê và không bao đê ở An Phú – An Giang. Thí nghiệm được thực hiện vào 2 vụ Đông Xuân 2014 -2015 và 2015 – 2016 với các nghiệm thức (i) bón NPKCaMg; (ii) bón khuyết N; (iii) bón khuyết P; (iv) bón khuyết K; (v) bón khuyết Ca; (vi) bón khuyết Mg. Kết quả khảo sát mẫu đất canh tác ngô lai cho thấy đất bao đê có giá trị pH, EC cao hơn so với đất không bao đê. Ngược lại hàm lượng CHC của đất bao đê thấp hơn so với đất không bao đê. Các cation trao đổi trong đất với tỉ số (%) được xếp theo thứ tự Ca2+>Mg2+>H+>Na+>K+. Hàm lượng Mg2+ của đất bao đê được ghi nhận cao hơn khác biệt so với đất không bao đê. Phân N và P luôn là nguyên tố thiết yếu làm gia tăng năng suất ngô lai, có khoảng 30% ruộng được tăng năng suất khi được bón từng loại dưỡng chất K, Ca và Mg. Nguồn dinh dưỡng N từ đất đóng góp năng suất hạt của ngô lai trồng trên đất bao đê và không bao đê là >40%. Trong khi đó nguồn dinh dưỡng lân, kali, canxi và magie từ đất so với phân bón đã đóng góp năng suất hạt là >90%.

Từ khóa: ngô lai, bao đê, đất phù sa, năng suất.

Các bài báo khác
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 1-10
Tải về
Tập 54, Số 9 (2018) Trang: 47-58
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...