Để sử dụng đất phèn hợp lý, cần dựa vào các kết quả khảo sát về nguồn gốc, phân bố, phân loại, mô hình canh tác và đặc tính lý hóa đất của đất phèn. Đề tài được thực hiện nhằm mô tả hình thái, khảo sát đặc tính lý hóa học trong mối liên quan đến mô hình canh tác trên một số địa điểm đất phèn điển hình ở vùng Bán đảo Cà Mau. Mẫu đất được thu theo tầng phát sinh để xác định các chỉ tiêu hóa - lý đất. Đất phèn ở Hồng Dân và Trần Văn Thời thuộc loại phèn tiềm tàng (Proto Thionic Fluvisols), phẫu diện đất có tầng chứa vật liệu sinh phèn Crp xuất hiện ở độ sâu 95 – 100cm cách lớp đất mặt, các vùng này có bao đê ngăn mặn và thiếu nước ngọt vào đầu mùa mưa, mô hình canh tác ở đây chủ yếu là lúa 2 vụ. Đất phèn Phước Long thuộc loại đất phèn hoạt động (Orthi Thionic Fluvisols, Salic), phẫu diện đất có xuất hiện các đốm Jarosite màu vàng rơm (2.5Y8/8) trong vòng độ sâu 50 – 110cm và tầng chứa vật liệu sinh phèn xuất hiện >110cm, vùng đất này bị nhiễm mặn quanh năm nên mô hình chuyên canh tôm sú là chủ yếu. Từ lớp đất mặt đến độ sâu 100cm hiện diện ít độc chất. Ngược lại, các tầng đất thuộc phẫu diện đất phèn Phước Long tiềm ẩn nhiều độc chất, đồng thời đất này luôn trong tình trạng nhiễm mặn
Trích dẫn: Lê Phước Toàn và Ngô Ngọc Hưng, 2020. Ứng dụng mô hình QUEFTS trong đánh giá hiệu quả hấp thu dưỡng chất NPK cho cây bắp lai trên đất phù sa ở An Phú - An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 1-10.
Trích dẫn: Lê Phước Toàn và Ngô Ngọc Hưng, 2018. Đánh giá phương pháp xác định nhu cầu phân bón NPK lên năng suất bắp lai trên đất phù sa bao đê và không bao đê tại An Phú - An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(9B): 47-58.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên