Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 54, Số 9 (2018) Trang: 47-58
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 04/04/2018

Ngày nhận bài sửa: 03/08/2018

Ngày duyệt đăng: 28/12/2018

 

Title:

Evaluate the methods to quantify the N, P and K fertilizer requirement for hybrid maize yield on undeposited and deposited alluvial soil An Phu – An Giang

Từ khóa:

Bắp lai, bao đê, đất phù sa, NPK, SSNM

Keywords:

Alluvial soil, flood dike, hybrid maize, NPK, SSNM

ABSTRACT

The objectives of this study were to evaluate the methods to quantify the N, P and K fertilizer requirement for hybrid maize based on its yield in An Phu - An Giang. The research has been conducted in winter-spring crop in 2014-2015 and 2015 – 2016 included six treatments: (i) added NPKCaMg fertilizer (200N); (ii) without N fertilizer; (iii) without P fertilizer; (iv) without K fertilizer; (v) added NPKCaMg fertilizer (160N);(vi) farmers’ fertilizer practice (FFP). From the principle of SSNM, the method of determining the demand for fertilizer N is based on the recovery efficiency method (REN) with the dose of fertilizer to meet local demand for hybrid maize compared to using agronomic efficiency (AEN). For P and K fertilization, fertilizer demand for hybrid maize by fertilizer demand for the removed to grain and fertilizer demand for the expected grain yield response. The same yield (11-12 tons/ha), the higher demand of NPK fertilizer on the undeposited soil compared to the deposited soil. The capacity to provide soil N fertilizer is 45-50%, for P and K is> 80%, the capacity of NPK supplying from soil was ranked in order K>P>N. Indigenous NPK supplying of the undeposited soil was lower than the deposited soil and ranked in order of 51-80-91%; 54-86-91%, respectively.

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá phương pháp xác định lượng phân N, P và K cần bón cho bắp lai dựa trên năng suất bắp lai trên đất phù sa An Phú – An Giang. Thí nghiệm được thực hiện vào 2 vụ Đông Xuân 2014 -2015 và 2015 – 2016 với sáu nghiệm thức (i) bón NPKCaMg (200N); (ii) bón khuyết N; (iii) bón khuyết P; (iv) bón khuyết K; (v) bón NPKCaMg (160N); (vi) thực tế bón phân của nông dân (FFP). Trên nguyên lý SSNM, phương pháp xác định nhu cầu phân N dựa vào hiệu quả thu hồi (REN) với liều lượng phân đáp ứng nhu cầu năng suất bắp lai thực tế địa phương so với bón theo phương pháp hiệu quả nông học (AEN). Nhu cầu phân P và K được xác định dựa vào lượng phân được loại bỏ bằng hạt và lượng phân tăng theo đáp ứng năng suất mục tiêu. Đất phù sa An Phú – An Giang trên cùng một năng suất đạt được (11-12 tấn/ha) nhu cầu bón NPK trên đất có bao đê cao hơn đất không bao đê. Khả năng cung cấp N từ đất đạt từ 45-50%, đối với P và K khả năng cung cấp từ đất >80%, khả năng cung cấp dưỡng chất NPK từ đất theo thứ tự K>P>N. Đất bao đê có khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng NPK từ đất thấp hơn so với đất không bao đê, khả năng cung cấp dưỡng chất NPK từ đất theo thứ tự 51-80-91%; 54-86-91%.

Trích dẫn: Lê Phước Toàn và Ngô Ngọc Hưng, 2018. Đánh giá phương pháp xác định nhu cầu phân bón NPK lên năng suất bắp lai trên đất phù sa bao đê và không bao đê tại An Phú - An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(9B): 47-58.

Các bài báo khác
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 1-10
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...