Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố động vật đáy trong vuông tôm rừng ngập mặn tại Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện trong 12 tháng, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022, tần suất thu mẫu 1 lần/1 tháng. Ở mỗi đợt, mẫu được thu tại 9 vuông tôm rừng ngập mặn (3 vuông/huyện) tại 3 huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển. Đã xác định được 49 loài thuộc 43 giống, 4 lớp và 3 ngành gồm ngành thân mềm (Mollusca), ngành giun đốt (Annelida) và ngành chân khớp (Arthropoda). Ngành thân mềm chiếm ưu thế nhất với 28 loài, tiếp đến ngành giun đốt có 15 loài và ngành chân khớp chỉ có 6 loài. Tổng số loài động vật đáy theo từng điểm tại vuông tôm rừng dao động từ 16-30 loài tương ứng mật độ từ 119-2.833 cá thể/m2. Lớp chân bụng (Gastropoda) chiếm cao nhất với số loài dao động từ 2-15 loài và mật độ từ 2-2.794 cá thể/m2 tại khu vực nghiên cứu. Chỉ số H’ trung bình dao động từ 0,6~1,4 thể hiện tính đa dạng động vật đáy theo vị trí và thời gian thu mẫu đạt mức từ thấp đến vừa. Tính đa dạng ở khu vực Năm Căn thấp so với khu vực Đầm Dơi và Ngọc Hiển.
Trích dẫn: Âu Văn Hóa và Vũ Ngọc Út, 2018. Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 153-160.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên