Nghiên cứu sự biến động quần thể của cá đỏ mang (Systomus rubripinnis) ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm xác định các thông số quần thể, các đặc điểm sinh học, sinh sản làm cơ sở cho việc phát triển loài này. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016 tại dọc tuyến sông Hậu thuộc hai vùng An Giang và Cần Thơ trên các thủy vực: ao, hồ, sông rạch và ruộng ngập nước. Ngư cụ chính là dớn và lưới rê dùng cho 12 đợt thu mẫu (1 đợt/tháng). Mẫu cá được cân khối lượng (g) và đo chiều dài (cm) để theo dõi sự biến động về số lượng và kích cỡ của cá theo thời gian và không gian. Kết quả cho thấy mức tăng trưởng loài này là K = 0,5/năm, tỷ lệ sống của cá sau khi nở đến kích cỡ khai thác trong tự nhiên là 6,2%, mức chết tổng Z = 2,8/năm; giai đoạn cá bị khai thác nhiều nhất là 8-11 cm; cá kích cỡ nhỏ hơn ít bị khai thác do ít bị ảnh hưởng bởi ngư cụ và hiếm gặp cá kích cỡ lớn; chiều dài mà cá có thể đạt là L∞ = 20,5 cm; mùa vụ sinh sản của loài này quanh năm, đỉnh điểm tập trung vào mùa mưa và mùa lũ; thức ăn là thực vật phiêu sinh và mùn bã hữu cơ; cá cỡ lớn bắt gặp ở vùng thượng nguồn nhiều hơn.
Trích dẫn: Âu Văn Hóa và Vũ Ngọc Út, 2018. Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 153-160.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên