Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta) trong khu vực nuôi tôm thuộc tỉnh Sóc Trăng (ST). Nghiên cứu được tiến hành với 4 đợt (tháng 3, 6, 9 và 12) trong năm 2019 với 10 điểm (ST1 đến ST10) thu từ vùng cửa sông đi sâu vào nội đồng. Mẫu động vật đáy được thu với 10 gàu/điểm theo mặt cắt ngang của dòng sông và cách bờ sông từ 5-10 m. Mẫu được cố định bằng formalin với nồng độ 8-10%. Kết quả ghi nhận được tổng cộng 9 loài thuộc 7 giống, 5 họ, 3 bộ thuộc lớp giun nhiều tơ (GNT). Số loài giun nhiều tơ tại 10 điểm thu mẫu dao động từ 2-5 loài. Số lượng dao động từ 0-6.307 cá thể/m2 và không tìm thấy cá thể nào ở điểm ST5 (vào tháng 3) và ST2 (vào tháng 6). Sự tương đồng về thành phần loài giun nhiều tơ giữa các điểm thu, đợt thu và độ mặn thể hiện rất rõ tại khu vực nghiên cứu. Từ đó cho thấy, độ mặn ảnh hưởng đến sự phân bố về thành phần loài (8 loài ở độ mặn <10‰ và 5 loài ở độ mặn 10-20,2‰) và mật độ (282 cá thể/m2 ở độ mặn <10‰ và 53 cá thể/m2 ở độ mặn 10-20,2‰) của GNT trong tự nhiên.
Trích dẫn: Âu Văn Hóa và Vũ Ngọc Út, 2018. Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 153-160.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên