Tỏi đen (tỏi lão hóa) là dạng sản phẩm tỏi được caramel hóa (phản ứng Maillard) đầu tiên được sử dụng như một thành phần thực phẩm trong ẩm thực châu Á. Nghiên cứu sự thay đổi các hoạt tính sinh học trong tỏi đen trong suốt quá trình sấy ở các nhiệt độ khác nhau là vấn đề cần quan tâm. Trong nghiên cứu này, tỏi đen được chế biến từ củ tỏi trắng bình thường bằng cách lão hóa chúng bằng nhiệt độ thích hợp, sau khi lão hóa tỏi đen được sấy ở nhiệt độ 50, 60, 70oC trong thời gian 8, 12, 16 giờ. Hàm lượng polyphenol tổng số, flavonid tổng số và hoạt tính chống oxy hóa đã được xác định. Kết quả cho thấy cho thấy có sự thay đổi về hàm lượng các hợp chất sinh học và khả năng chóng oxy hóa của tỏi đen trong suốt quá trình sấy. các thông số tối ưu của điều kiện sấy tỏi đen với nhiệt độ 58,78oC với thời gian 12,25 giờ sẽ thu được TPC, TFC và khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH là 18,53 mgGAE/g; 8,71 mgQE/g và 84,90% , tương ứng, cao hơn so với mẫu không sấy (17,00 mgGAE/g, 5,06mgQE/g và 60,50%, tương ứng).
Trích dẫn: Nguyễn Ái Thạch, Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền và Võ Thị Diệu, 2016. Thay đổi đặc tính lý hóa của củ tỏi trong quá trình thuần thục và tồn trữ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45b: 16-24.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên