Mục tiêu của đề tài là xác định thành phần acid béo của bốn loại dầu thực vật là dầu dừa, dầu nành, dầu phộng, dầu cám gạo và ba loại mỡ động vật gồm có mỡ cá tra, cá hồi và mỡ heo. Có tất cả 19 mẫu được phân tích bằng phương pháp sắc khí (GC-FID) trên cột TR-Farm. Giữa các loai dầu và mỡ, dầu dừa có hàm lượng acid béo no cao nhất (89,06%), chủ yếu là acid lauric (C12:0) và myristic (C14:0) so sánh với hàm lượng tổng acid béo no của các loại dầu mỡ khác như dầu cám gạo (24,59%), dầu phộng (25,12%), dầu nành (16,77%), mỡ cá tra (39,95%), dầu cá hồi (27,29%) và mỡ heo (35,64%). Giữa các aicd béo chưa no một và nhiều nối đôi, acid oleic (C18:1) và linolenic (C18:2) chiếm tỉ lệ cao nhất. Dầu cám gạo, dầu phộng và mỡ cá tra có hàm lượng acid oleic cao hơn các loại dầu mỡ khác, khoảng 40,66- 41,05%. Dầu nành có hàm lượng acid linoleic và linolenic cao nhất lần lượt là 50.65±4.4 và 6.19±1.23%. Dầu cá hồi chứa lượng cao EPA (C22:5; 5,73±0.08%) và DHA (C22:6; 4.52±0.18%), trong khi 2 acid béo này có hàm lượng rất thấp ở mỡ cá tra (0.07 and 0.4%) và mỡ heo (DHA, 0.17±0.02%) và không phát hiện được ở các loại dầu thực vật. Chỉ số P/S (acid béo chưa no/acid béo no) cao nhất ở dầu nành (5,0) và thấp nhất ở dầu dừa (0,12).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên