Vi khuẩn đối kháng Bacillus safensis AG-131 và Bacillus stratosphericus AG-62 khi chủng vào đất (107 CFU/mL) có khả năng giúp giảm bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng. Hai vi khuẩn này không đối kháng nhau khi nuôi trên cùng môi trường nên được phối trộn với ba tỷ lệ 1:1, 1:2 và 2:1 để khảo sát khả năng giúp giảm bệnh trong điều kiện nhà lưới. Ba hỗn hợp vi khuẩn đều có hiệu quả tương đương với thuốc hóa học ở thời điểm 7 và 14 ngày sau chủng bệnh (NSCB), riêng hỗn hợp với tỷ lệ 2:1 duy trì hiệu quả đến 21 NSCB. Hiệu quả của các hỗn hợp hai vi khuẩn khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với sử dụng mỗi vi khuẩn đơn lẻ. Vì vậy, thay đổi tỷ lệ phối trộn hoặc mật số mỗi vi khuẩn nên được khảo sát thêm để nâng cao hiệu quả giúp giảm bệnh của hỗn hợp hai chủng vi khuẩn này, làm tiền đề ứng dụng vào sản xuất, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Tạp chí: Thực trạng giảng dạy các môn Lý luận chính trị theo chương trình mới ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay, Trường Đại học Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2023
Tạp chí: Thực trạng giảng dạy các môn lý luận chính trị theo chương trình mới ở các trường đại học & cao đẳng hiện nay/Trường ĐH Cần Thơ, tháng 12/2023
Tạp chí: Hội thảo khoa học: Thực trạng giảng dạy các môn lý luận chính trị theo chương trình mới ở các trường đại học & cao đẳng hiện nay, Trường Đại học Cần Thơ, 25/11/2023
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên