Các nhóm chất polyphenol tổng, flavonoid tổng và khả năng kháng oxy hóa của dịch trích lá lúa được phân tích khi cây lúa có và không chủng với mầm bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra. Kết quả khi ngâm hạt bằng dịch trích nước lá sống đời sẽ giúp cây lúa tăng hàm lượng polyphenol, flavonoid cao hơn so với cây lúa bình thường. Thời điểm khảo sát thì hàm lượng polyphenol tổng trong lá lúa giảm liên tục từ 0 đến 21 NSCB; hàm lượng flavonoid tổng trong lá lúa tăng ở giai đoạn 0 - 7 NSCB, sau đó giảm đến 21 NSCB. Khi cây lúa bị mầm bệnh Xoo tấn công thì khả năng khử ion Fe3+ và gốc tự do DPPH đều ghi nhận xu hướng giảm từ 0 - 21 NSCB. Khi ngâm hạt bằng dịch trích nước lá sống đời kết hợp chủng bệnh thì khả năng khử gốc tự do DPPH giữ ổn định ở giai đoạn đầu, sau đó giảm mạnh đến 21 NSCB. Ngược lại, khả năng khử ion Fe3+ lại giảm mạnh ở thời điểm từ 0 - 7 NSCB, sau đó ổn định đến 21 NSCB.
Tạp chí: Thực trạng giảng dạy các môn Lý luận chính trị theo chương trình mới ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay, Trường Đại học Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2023
Tạp chí: Thực trạng giảng dạy các môn lý luận chính trị theo chương trình mới ở các trường đại học & cao đẳng hiện nay/Trường ĐH Cần Thơ, tháng 12/2023
Tạp chí: Hội thảo khoa học: Thực trạng giảng dạy các môn lý luận chính trị theo chương trình mới ở các trường đại học & cao đẳng hiện nay, Trường Đại học Cần Thơ, 25/11/2023
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên