Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự sinh trưởng của ba nấm Linh chi và tuyển chọn nguồn cơ chất thích hợp để trồng nấm Linh chi trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ba dòng nấm được nghiên cứu sự phát triển hệ sợi trên môi trường PDA, môi trường hạt và môi trường cơ chất (mùn cưa, gỗ nhỏ, gỗ to từ cây cao su). Thành phần năng suất được đánh giá thông qua đường kính và trọng lượng quả thể. Đặc tính chất lượng được đánh giá trên hàm lượng polysaccharide và chỉ số IC50. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng nấm Nhật phát triển chậm nhất, kế đó là dòng Thất Sơn, dòng Hàn Quốc phát triển nhanh nhất, trên môi trường PDA, meo hạt và cơ chất trồng quả thể. Đối với cơ chất gỗ to, dòng Thất Sơn có hàm lượng polysaccharide cao nhất (0,68 g/L). Dòng Hàn quốc có giá trị kháng oxide IC50 quả thể tốt nhất trên gỗ nhỏ (161,85 µg/mL). Dựa trên kết quả so sánh trình tự, dòng Hàn Quốc và dòng Nhật có độ tương đồng tương tự như nấm Ganoderma lucidum, dòng nấm Linh chi Thất Sơn có độ tương đồng với nấm Ganoderma australe. Từ đó cho thấy, dòng nấm Linh chi Hàn, Linh chi Thất Sơn được trồng trên cơ chất gỗ to có tiềm năng để sản xuất các sản phẩm thương mại có hàm lượng polysaccharide, hoạt tính oxy hoá cao.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên