Tảo đỏ, còn được gọi “Vua của các loài tảo” ở Việt Nam, là một nguồn nguyên liệu tiềm năng tạo ra nhiều hợp chất chuyển hóa thứ cấp có lợi cho sức khỏe của con người. Trong nghiên cứu này, hai phương pháp 1,1-diphenyl-2- picrylhydrazyl (DPPH) và 2,2’-azinobis 3ethylbenzthiazoline-6-sulphonic acid (ABTS) được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vitro, đồng thời ứng dụng mô hình ruồi giấm để khảo sát khả năng chống lão hóa của loài tảo đỏ Amphiroa fragilissima. Ngoài ra, khả năng kháng viêm của A. fragilissima cũng được khảo sát trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, chiết xuất từ loài tảo đỏ A. fragilissima thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa in vitro qua giá trị EC50 lần lượt của hai phương pháp DPPH và ABTS là 4,54±0,18 và 0,84±0,026 mg/mL. Ruồi giấm sống trong môi trường bổ sung cao chiết có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện stress gây ra bởi H2O2, thời gian sống sót trung bình kéo dài hơn 25,29% so với đối chứng. Đồng thời, cao chiết còn ức chế đáng kể sự biến tính của albumin huyết thanh bò (BSA) với EC50 là 1,37± 0,031 (mg/mL). Những kết quả này góp phần chứng minh chiết xuất từ tảo đỏ A. fragilissima chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học, là nguồn nguyên liệu tiềm năng để ly trích các hợp chất kháng oxy hóa và kháng viêm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên