Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá thực trạng thực hiện truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung tôm dựa trên số liệu thu thập năm 2018 từ các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm hộ nuôi tôm, thương lái, đại lý và nhà máy chế biến. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích và so sánh sự khác biệt trong kênh phối, khả năng truy xuất và sự sẵn lòng thực hiện truy xuất nguồn gốc của hộ nuôi tôm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện liên kết giữa hộ nuôi và nhà máy chế biến đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm tôm dọc theo chuỗi cung ứng. Đồng thời, việc áp dụng các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng được xem là giải pháp cần thiết, không chỉ giúp sản phẩm tôm có thể đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu, mà còn hỗ trợ việc ghi chép và quản lý thông tin - điều kiện cần thiết để thực hiện truy xuất nguồn gốc. Từ khóa: truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng, chuỗi cung ứng tôm, Việt Nam.
Tạp chí: Hội thảo khoa học quốc gia 2019: Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường trong tình hình mới, biến đổi khí hậu, Trường Đại học Kiên Giang, ngày 28/12/2019
Tạp chí: Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển Nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm, Trường đại học Văn Lang, 12/12/2020
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên