Du lịch cộng đồng (DLCĐ) xuất hiện như một nhu cầu tất yếu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của du lịch, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững khi những hoạt động phát triển du lịch trước đó được thực hiện chủ yếu với mục đích đơn thuần là kinh tế đã và đang đe dọa môi trường sinh thái và các giá trị văn hóa bản địa. Đồng thời, DLCĐ cũng tạo cơ hội cho việc trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng. Ở vùng Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL), loại hình DLCĐ đã được nhiều tỉnh áp dụng như Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, v.v. Riêng ở Cần Thơ, là trung tâm của cả ĐBSCL, cũng đang được đầu tư phát triển, trong đó Cồn Sơn được xem là một trong những nơi có tiềm năng về DLCĐ. Mô hình DLCĐ đang được xây dựng ở Cồn Sơn thuộc quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, nhằm đưa DLCĐ trở thành một hướng đi cho việc phát triển bền vững. Mặc dù mô hình đang mang lại nhiều tác động tích cực nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Bài viết này nhằm phân tích hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển DLCĐ tại Cồn Sơn.
Tạp chí: Hội thảo khoa học quốc tế "Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu Địa lý và quản lý, giám sát tài nguyên môi trường, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, tháng 12/2017
Tạp chí: Hội thảo "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hội nhập và phát triển", tại Trường Đại học Cần Thơ, ngày 28/11/2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên