Nghiên cứu nhằm khảo sát khả năng sử dụng nước thải từ hầm ủ biogas làm phân bón gây nuôi thức ăn tự nhiên cho nuôi thủy sản, đồng thời để cải thiện pH nước. Thí nghiệm 1 được bố trí với 5 nghiệm thức theo các tỉ lệ phân heo và lục bình khác nhau gồm 100% + 0%, 75% + 25%, 50% + 50%, 25% + 75% và 0% + 100%. Sau 35 ngày ủ, kết quả đo đạc các chỉ tiêu lý hóa cho thấy nước thải từ nghiệm thức ủ 75% + 25% có các thông số COD, TN, TP, độ kiềm và độ cứng tổng rất cao, trong khi đó hàm lượng TSS thấp đáp ứng yêu cầu sử dụng để cải thiện pH trong ao nuôi thủy sản. Thí nghiệm 2 nghiên cứu cải tạo pH của nguồn nước có pH = 3,5 - 4,0 bao gồm 4 nghiệm thức 100% nước thải, 100% vôi, 50% vôi + 50% nước thải và đối chứng (không bón vôi và nước thải). Kết quả cho thấy pH trong các nghiệm thức có bón vôi và nước thải đều tăng lên đến 7,0 sau 5 - 6 ngày. Tuy nhiên trong nghiệm thức bón 100% nước thải, mặc dù pH tăng chậm hơn nhưng mức pH cao hơn và ổn định hơn; ngoài ra độ kiềm và mật độ tảo trong nghiệm thức này luôn cao hơn nghiệm thức bón vôi và kết hợp. Kết quả khẳng định việc sử dụng nước thải hầm ủ biogas từ hỗn hợp phân heo - lục bình với tỉ lệ 75% - 25% có thể làm tăng pH và chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản ở những vùng có pH nước thấp
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên