Nghiên cứu xác định hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên đất phèn nhiễm mặn. Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia KIP và điều tra nông hộ, kết hợp thống kê mô tả. Kết quả xác định được sự phân bố diện tích đất phèn nhiễm mặn chiếm khoảng 41,6% diện tích tự nhiên. Nghiên cứu đánh giá được hiệu quả kinh tế 5 mô hình SXNN. Yếu tố chi phí đầu tư ảnh hưởng cao nhất đến tất cả các mô hình do giá vật tư và phí lao động tăng cao. Trong đó, mô hình MCX có chi phí đầu tư cao nhất, kế đến mô hình BDX (cao hơn gấp 2-4 lần so với các mô hình KH, 2L, và L-T). Lợi nhuận mô hình BDX mang lại cao nhất, sau đó là MCX (cao gấp 2,5-3,5 so mô hình 2L và L-T). Riêng về hiệu quả đồng vốn mô hình L-T cao nhất (do được hỗ trợ đầu từ ban đầu nhà nước), và thấp nhất là mô hình 2L. Mô hình BDX và MCX mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây là mô hình sản xuất sử dụng nhiều lao động và chi phí nên phù hợp cho các gia đình có nhiều công lao động và vốn đầu tư.
Từ khóa: Sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế, huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên