Cùng với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, chế tài xử phạt vi phạm hành chính được xác định rất sớm ở Việt Nam[1]. Tuy nhiên, các văn bản sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ chủ yếu tính đến yếu tố đơn giản, tiện lợi khi áp dụng chế tài hơn là xem xét tính khoa học và triết lý trong việc xây dựng chế tài.( kết luận này chưa chuẩn, vần đề này đã được quốc hội bàn đến nhiều trước việc ban hành nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm nồng độ cồn...). Kết quả là việc áp dụng chế tài gặp nhiều khó khăn, một số được áp dụng không tương thích với bản chất của hành vi vi phạm hoặc xác định hình thức xử phạt chưa thực sự phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thống nhất trong việc áp dụng các chế tài khi xử phạt vi phạm hành chính mà đôi khi còn tác động tiêu cực đến tính răn đe, hiệu lực và hiệu quả của quyết định xử phạt. Trên cơ sở tư duy logic, đặc điểm, tính chất của từng loại chế tài, bài viết tập trung phân tích về nguyên lý cần bảo đảm để hoàn thiện chế tài trong xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên