Trong những năm gần đây, việc thâm canh tăng vụ ở tỉnh Hậu Giang đã gây áp lực rất lớn đến nguồn tài nguyên đất đai, dẫn đến nhiều sự thay đổi về đặc tính, độ phì và phân bố của đất. Bản đồ đất của tỉnh trước đây (2008) đã thay đổi. Nghiên cứu nhằm mục đích: xác định các tầng chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán và cập nhật bản đồ đất trên nền bản đồ đất tỉnh Hậu Giang năm 2008 làm cơ sở cho phân loại, đánh giá tiềm năng đất đai. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu, khoan khảo sát đất tại 175 điểm với 51 phẫu diện được phân tích, đất được phân loại đất theo hệ thống WRB (2006). Kết quả cho thấy, trong 2 nhóm đất chính ở tỉnh Hậu Giang có 4 tầng chẩn đoán (Mollic, Umbric, Plinthic và Sulfuric), 1 vật liệu chẩn đoán (Sulfidic) và 1 đặc tính chẩn đoán (Gleyic). Trên địa bàn tỉnh có 2 nhóm đất chính với 15 biểu loại đất: Nhóm Gleysols gồm 14 loại đất ((hamoGL, hamoGL(hu), monplGL), (moGL(ptip), moGL(ntip), moGL(dtip), (umGL(ptio), huGL(ptio), umpplGL(ntio), umGL(ntio), huGL(ntio), umGL(dtio), mowsGL(ntip), umwsGL(ntio)) với tổng diện tích là 96.709,98 ha chiếm 59,34% và nhóm Anthrosols với 1 loại đất (ATgl) có diện tích 66.252,91 ha, chiếm 40,66%.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên